Chùa Bửu Long có tên chính thức thiền viện Tổ Đình Bửu Long nguyên là một tịnh thất, tọa lạc tại số 81 đường Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh
Chiêm ngưỡng kiệt tác chùa Bửu Long

Chùa Bửu Long có tên chính thức thiền viện Tổ Đình Bửu Long nguyên là một tịnh thất, tọa lạc tại số 81 đường Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. Chùa có khuôn viên rộng hơn 11 hecta, nằm trên ngọn đồi phía Tây ngạn sông Đồng Nai, trong công viên Lịch sử văn hóa dân tộc.  
Lối đi trong chùa.


Chùa thuộc hệ phái Phật giáo nguyên thủy (Nam Tông) do cư sĩ Võ Hà Thuật thành lập năm 1942, đến năm 1958, ông dâng cúng cho thiền sư Hộ Tông, vị tăng thống đầu tiên của Phật giáo nguyên thủy Việt Nam, lập thành thiền viện Bửu Long và ông xuất gia với pháp danh Lão Tâm.
 

Năm 1961, ngài Narada Mahàthera, Đức tăng thống Phật giáo SriLanKa tặng thiền viện một cây bồ đề chiết từ cây mẹ tại Bồ đề Đạo Tràng Ấn Độ, được đem trồng trong khuôn viên chùa, nay đã được tôn tạo thành Bồ đề Phật Cảnh.
 


Kiến trúc chùa theo văn hóa Phật giáo cổ đại và liên tục được trùng tu tôn tạo gồm chính điện, tăng xá, trai đường, tăng khách đường, tổ đường, thiền thất của chư tăng, ni viện, ni xá và am thất của tu nữ, tịnh nhân.

Ngoài ra còn có một động khổ hạnh tưởng niệm 6 năm Bồ Tát tu khổ hạnh và một tượng Phật nằm tạc từ đá granite dài 8m, nặng trên 50 tấn, xung quanh trang trí 10 trụ đèn cũng bằng đá granite điêu khắc theo mẫu trụ đá vua Asoka tại các Phật tích Ấn Độ.
 

  Bảo tháp Gotama Cetiya.


Đặc biệt, chùa Bửu Long có bảo tháp Gotama Cetiya thờ xá lợi Đức Phật và Chư Thánh Tăng, rộng trên 2.000 mét vuông, cao 70m, một kiến trúc vừa hoành tráng hiện đại vừa biểu hiện nét cổ kính nhất của nền văn minh Suvannabhumi cổ đại trong vùng Đông Nam Á.

Bảo tháp có quy mô lớn nhất Việt Nam, cao ba tầng với chiều cao 56 mét và bốn tháp xung quang với tên gọi: tháp Đản Sinh, tháp Thành Đạo, tháp Pháp Luân, tháp Niết Bàn. Tháp có tổng sức chứa trên 2.000 người cùng vào tham quan chiêm bái xá lợi Phật.

Chính điện ngày nay được trùng tu từ di tích cũ nơi tổ sư và Đại Đức Lão Tâm để lại, chủ yếu là tôn tạo cho khang trang và tiện nghi hơn nhưng vẫn giữ lại hình dáng như cũ, chỉ thêm phần tiền đường và một vài chi tiết phối hợp giữa kiến trúc Phật giáo Đông Nam Á với kiến trúc triều đại nhà Nguyễn.
 

Tọa lạc trên một ngọn đồi nên không khí nơi đây mát mẻ quanh năm, kết hợp với khuôn viên rộng rãi, cây xanh phủ bóng làm cho du khách cảm thấy tâm hồn thanh tịnh dịu dàng khi bước chân đến nơi này. Ngước mắt lên bầu trời xanh, ngắm nhìn tòa bảo tháp uy nghiêm lộng lẫy, văng vẳng bên tay là tiếng chuông gió phát ra từ trên đỉnh bảo tháp, một không gian lý tưởng để bạn gột rửa tâm hồn, tìm về chốn bình yên sau bao bộn bề của cuộc sống.
 


 


Về Menu

chiêm ngưỡng kiệt tác chùa bửu long chiem nguong kiet tac chua buu long tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

长寿和尚 dem dao vao doi nhưng chùa thuyền tôn Sữa giúp cơ thể chắc khỏe đẹp 般若心経 読み方 区切り 佛教禪定教室 su dong gop cua duc dalai lama thu 14 cho nen tu ï¾ la chùm Nhiều Chuyện về đại sư nhiều cái nhất 18 bài học đắt giá giúp bạn tồn tại su can thiet cua bat kinh phap đản sanh æ ¹æ žå æœ å Š Nguyên long tin ve tinh do duyen khoi va vo nga 01 loi gioi thieu cua duc dalai lama フォトスタジオ 中百舌鳥 ban ve nghiep chung va nghiep rieng cua moi nguoi với dao phat co nghia la nhap the hay duoc song la chinh minh Hình tượng Phật Rắn Mucilinda Củ cải kho tương ăn cơm ngon 燃指供佛 chùa nghĩa hương 人生是 旅程 風景 tôn Già võ sỹ muay thái Đôi tai có thể tiết lộ nhiều điều đừng già 空寂 Bánh đừng để hoàn cảnh làm hỏng cuộc Phỏng tin những điều cần biết về lễ cúng giao 五痛五燒意思 trống Sống 優良蛋 繪本 Mứt khế đậm vị xuân Thái Bình Chùa Tây Khánh tưởng niệm 五重玄義