Chùa Bửu Long có tên chính thức thiền viện Tổ Đình Bửu Long nguyên là một tịnh thất, tọa lạc tại số 81 đường Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh
Chiêm ngưỡng kiệt tác chùa Bửu Long

Chùa Bửu Long có tên chính thức thiền viện Tổ Đình Bửu Long nguyên là một tịnh thất, tọa lạc tại số 81 đường Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. Chùa có khuôn viên rộng hơn 11 hecta, nằm trên ngọn đồi phía Tây ngạn sông Đồng Nai, trong công viên Lịch sử văn hóa dân tộc.  
Lối đi trong chùa.


Chùa thuộc hệ phái Phật giáo nguyên thủy (Nam Tông) do cư sĩ Võ Hà Thuật thành lập năm 1942, đến năm 1958, ông dâng cúng cho thiền sư Hộ Tông, vị tăng thống đầu tiên của Phật giáo nguyên thủy Việt Nam, lập thành thiền viện Bửu Long và ông xuất gia với pháp danh Lão Tâm.
 

Năm 1961, ngài Narada Mahàthera, Đức tăng thống Phật giáo SriLanKa tặng thiền viện một cây bồ đề chiết từ cây mẹ tại Bồ đề Đạo Tràng Ấn Độ, được đem trồng trong khuôn viên chùa, nay đã được tôn tạo thành Bồ đề Phật Cảnh.
 


Kiến trúc chùa theo văn hóa Phật giáo cổ đại và liên tục được trùng tu tôn tạo gồm chính điện, tăng xá, trai đường, tăng khách đường, tổ đường, thiền thất của chư tăng, ni viện, ni xá và am thất của tu nữ, tịnh nhân.

Ngoài ra còn có một động khổ hạnh tưởng niệm 6 năm Bồ Tát tu khổ hạnh và một tượng Phật nằm tạc từ đá granite dài 8m, nặng trên 50 tấn, xung quanh trang trí 10 trụ đèn cũng bằng đá granite điêu khắc theo mẫu trụ đá vua Asoka tại các Phật tích Ấn Độ.
 

  Bảo tháp Gotama Cetiya.


Đặc biệt, chùa Bửu Long có bảo tháp Gotama Cetiya thờ xá lợi Đức Phật và Chư Thánh Tăng, rộng trên 2.000 mét vuông, cao 70m, một kiến trúc vừa hoành tráng hiện đại vừa biểu hiện nét cổ kính nhất của nền văn minh Suvannabhumi cổ đại trong vùng Đông Nam Á.

Bảo tháp có quy mô lớn nhất Việt Nam, cao ba tầng với chiều cao 56 mét và bốn tháp xung quang với tên gọi: tháp Đản Sinh, tháp Thành Đạo, tháp Pháp Luân, tháp Niết Bàn. Tháp có tổng sức chứa trên 2.000 người cùng vào tham quan chiêm bái xá lợi Phật.

Chính điện ngày nay được trùng tu từ di tích cũ nơi tổ sư và Đại Đức Lão Tâm để lại, chủ yếu là tôn tạo cho khang trang và tiện nghi hơn nhưng vẫn giữ lại hình dáng như cũ, chỉ thêm phần tiền đường và một vài chi tiết phối hợp giữa kiến trúc Phật giáo Đông Nam Á với kiến trúc triều đại nhà Nguyễn.
 

Tọa lạc trên một ngọn đồi nên không khí nơi đây mát mẻ quanh năm, kết hợp với khuôn viên rộng rãi, cây xanh phủ bóng làm cho du khách cảm thấy tâm hồn thanh tịnh dịu dàng khi bước chân đến nơi này. Ngước mắt lên bầu trời xanh, ngắm nhìn tòa bảo tháp uy nghiêm lộng lẫy, văng vẳng bên tay là tiếng chuông gió phát ra từ trên đỉnh bảo tháp, một không gian lý tưởng để bạn gột rửa tâm hồn, tìm về chốn bình yên sau bao bộn bề của cuộc sống.
 


 


Về Menu

chiêm ngưỡng kiệt tác chùa bửu long chiem nguong kiet tac chua buu long tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

thiền 即刻往生西方 七之佛九之佛相好大乘 trương 静坐 赞观音文 Bên 有人願意加日我ㄧ起去 中国渔民到底有多强 Trò 機十心 quảng ngãi húy kỵ đệ nhất khai sơn 合葬墓 そうとうしゅう bất 班禅达赖的区别 Tam 普提本無 蹇卦详解 bÃƒÆ 还愿怎么个还法 四重恩是哪四重 Hẻm rêu 佛說父母恩重難報經 同朋会運動 北海道 評論家 トo 一念心性 是 乾九 空中生妙有 阿罗汉需要依靠别人的记别 トO ¹ 念心經可以在房間嗎 Bí đỏ táo đen và đậu dinh dưỡng bỏ 涅槃御和讃 กรรม รากศ พท 一吸一呼 是生命的节奏 nghien cuu te bao goc bùi Ngành nghề nào có nguy cơ mắc bệnh tim พนะปาฏ โมกข 宗教信仰 不吃肉 nghiep thuc va tanh giac 康 惡 Chốn 印手印 浄土真宗 お守り ngoi nha that su cua ta 山風蠱 高島