Chùa Bửu Long có tên chính thức thiền viện Tổ Đình Bửu Long nguyên là một tịnh thất, tọa lạc tại số 81 đường Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh
Chiêm ngưỡng kiệt tác chùa Bửu Long

Chùa Bửu Long có tên chính thức thiền viện Tổ Đình Bửu Long nguyên là một tịnh thất, tọa lạc tại số 81 đường Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. Chùa có khuôn viên rộng hơn 11 hecta, nằm trên ngọn đồi phía Tây ngạn sông Đồng Nai, trong công viên Lịch sử văn hóa dân tộc.  
Lối đi trong chùa.


Chùa thuộc hệ phái Phật giáo nguyên thủy (Nam Tông) do cư sĩ Võ Hà Thuật thành lập năm 1942, đến năm 1958, ông dâng cúng cho thiền sư Hộ Tông, vị tăng thống đầu tiên của Phật giáo nguyên thủy Việt Nam, lập thành thiền viện Bửu Long và ông xuất gia với pháp danh Lão Tâm.
 

Năm 1961, ngài Narada Mahàthera, Đức tăng thống Phật giáo SriLanKa tặng thiền viện một cây bồ đề chiết từ cây mẹ tại Bồ đề Đạo Tràng Ấn Độ, được đem trồng trong khuôn viên chùa, nay đã được tôn tạo thành Bồ đề Phật Cảnh.
 


Kiến trúc chùa theo văn hóa Phật giáo cổ đại và liên tục được trùng tu tôn tạo gồm chính điện, tăng xá, trai đường, tăng khách đường, tổ đường, thiền thất của chư tăng, ni viện, ni xá và am thất của tu nữ, tịnh nhân.

Ngoài ra còn có một động khổ hạnh tưởng niệm 6 năm Bồ Tát tu khổ hạnh và một tượng Phật nằm tạc từ đá granite dài 8m, nặng trên 50 tấn, xung quanh trang trí 10 trụ đèn cũng bằng đá granite điêu khắc theo mẫu trụ đá vua Asoka tại các Phật tích Ấn Độ.
 

  Bảo tháp Gotama Cetiya.


Đặc biệt, chùa Bửu Long có bảo tháp Gotama Cetiya thờ xá lợi Đức Phật và Chư Thánh Tăng, rộng trên 2.000 mét vuông, cao 70m, một kiến trúc vừa hoành tráng hiện đại vừa biểu hiện nét cổ kính nhất của nền văn minh Suvannabhumi cổ đại trong vùng Đông Nam Á.

Bảo tháp có quy mô lớn nhất Việt Nam, cao ba tầng với chiều cao 56 mét và bốn tháp xung quang với tên gọi: tháp Đản Sinh, tháp Thành Đạo, tháp Pháp Luân, tháp Niết Bàn. Tháp có tổng sức chứa trên 2.000 người cùng vào tham quan chiêm bái xá lợi Phật.

Chính điện ngày nay được trùng tu từ di tích cũ nơi tổ sư và Đại Đức Lão Tâm để lại, chủ yếu là tôn tạo cho khang trang và tiện nghi hơn nhưng vẫn giữ lại hình dáng như cũ, chỉ thêm phần tiền đường và một vài chi tiết phối hợp giữa kiến trúc Phật giáo Đông Nam Á với kiến trúc triều đại nhà Nguyễn.
 

Tọa lạc trên một ngọn đồi nên không khí nơi đây mát mẻ quanh năm, kết hợp với khuôn viên rộng rãi, cây xanh phủ bóng làm cho du khách cảm thấy tâm hồn thanh tịnh dịu dàng khi bước chân đến nơi này. Ngước mắt lên bầu trời xanh, ngắm nhìn tòa bảo tháp uy nghiêm lộng lẫy, văng vẳng bên tay là tiếng chuông gió phát ra từ trên đỉnh bảo tháp, một không gian lý tưởng để bạn gột rửa tâm hồn, tìm về chốn bình yên sau bao bộn bề của cuộc sống.
 


 


Về Menu

chiêm ngưỡng kiệt tác chùa bửu long chiem nguong kiet tac chua buu long tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Cảnh giác với sốt xuất huyết người niem 結藥界陀羅尼 自由自在嚴嚴實實過去曾束手無策鬱鬱鬱鬱約誒誒誒誒 ÐÑÑ Phát hiện sớm Alzheimer bằng thiết bị bat tuy phan biet cu tran lac dao tap 1 Bánh flan thuần chay giải nhiệt ngày hè Lợi luâ n Công dụng trị bệnh của cần tây 南懷瑾 Chết có đáng sợ 佛说如幻三昧经 ส คโตในพ ทธค ร9 Nhậ Hiểu đúng hơn về bệnh đau VÃ Æ 菩提阁官网 tat thuong bat khinh Nhớ món canh kiểm quê 蹇卦详解 việt trinh lọt top 300 ngôi sao ăn chay 佛教与佛教中国化 加持 四念处的修行方法 藏传佛教 双修真相 Hải Dương Tưởng niệm Tổ sư Thông Khóa Hành thiền chưa å 経典 chùa đông đại 大法寺 愛知県 Đi 一念心性 是 赞观音文 TuÃƒÆ 出家人戒律 长寿和尚 cảm nhận về tịnh độ tông lai 錫杖 三乘總要悟無為 同人卦 to hiep chùa đồng Cỏ