Chùa Bửu Long có tên chính thức thiền viện Tổ Đình Bửu Long nguyên là một tịnh thất, tọa lạc tại số 81 đường Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh
Chiêm ngưỡng kiệt tác chùa Bửu Long

Chùa Bửu Long có tên chính thức thiền viện Tổ Đình Bửu Long nguyên là một tịnh thất, tọa lạc tại số 81 đường Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh. Chùa có khuôn viên rộng hơn 11 hecta, nằm trên ngọn đồi phía Tây ngạn sông Đồng Nai, trong công viên Lịch sử văn hóa dân tộc.  
Lối đi trong chùa.


Chùa thuộc hệ phái Phật giáo nguyên thủy (Nam Tông) do cư sĩ Võ Hà Thuật thành lập năm 1942, đến năm 1958, ông dâng cúng cho thiền sư Hộ Tông, vị tăng thống đầu tiên của Phật giáo nguyên thủy Việt Nam, lập thành thiền viện Bửu Long và ông xuất gia với pháp danh Lão Tâm.
 

Năm 1961, ngài Narada Mahàthera, Đức tăng thống Phật giáo SriLanKa tặng thiền viện một cây bồ đề chiết từ cây mẹ tại Bồ đề Đạo Tràng Ấn Độ, được đem trồng trong khuôn viên chùa, nay đã được tôn tạo thành Bồ đề Phật Cảnh.
 


Kiến trúc chùa theo văn hóa Phật giáo cổ đại và liên tục được trùng tu tôn tạo gồm chính điện, tăng xá, trai đường, tăng khách đường, tổ đường, thiền thất của chư tăng, ni viện, ni xá và am thất của tu nữ, tịnh nhân.

Ngoài ra còn có một động khổ hạnh tưởng niệm 6 năm Bồ Tát tu khổ hạnh và một tượng Phật nằm tạc từ đá granite dài 8m, nặng trên 50 tấn, xung quanh trang trí 10 trụ đèn cũng bằng đá granite điêu khắc theo mẫu trụ đá vua Asoka tại các Phật tích Ấn Độ.
 

  Bảo tháp Gotama Cetiya.


Đặc biệt, chùa Bửu Long có bảo tháp Gotama Cetiya thờ xá lợi Đức Phật và Chư Thánh Tăng, rộng trên 2.000 mét vuông, cao 70m, một kiến trúc vừa hoành tráng hiện đại vừa biểu hiện nét cổ kính nhất của nền văn minh Suvannabhumi cổ đại trong vùng Đông Nam Á.

Bảo tháp có quy mô lớn nhất Việt Nam, cao ba tầng với chiều cao 56 mét và bốn tháp xung quang với tên gọi: tháp Đản Sinh, tháp Thành Đạo, tháp Pháp Luân, tháp Niết Bàn. Tháp có tổng sức chứa trên 2.000 người cùng vào tham quan chiêm bái xá lợi Phật.

Chính điện ngày nay được trùng tu từ di tích cũ nơi tổ sư và Đại Đức Lão Tâm để lại, chủ yếu là tôn tạo cho khang trang và tiện nghi hơn nhưng vẫn giữ lại hình dáng như cũ, chỉ thêm phần tiền đường và một vài chi tiết phối hợp giữa kiến trúc Phật giáo Đông Nam Á với kiến trúc triều đại nhà Nguyễn.
 

Tọa lạc trên một ngọn đồi nên không khí nơi đây mát mẻ quanh năm, kết hợp với khuôn viên rộng rãi, cây xanh phủ bóng làm cho du khách cảm thấy tâm hồn thanh tịnh dịu dàng khi bước chân đến nơi này. Ngước mắt lên bầu trời xanh, ngắm nhìn tòa bảo tháp uy nghiêm lộng lẫy, văng vẳng bên tay là tiếng chuông gió phát ra từ trên đỉnh bảo tháp, một không gian lý tưởng để bạn gột rửa tâm hồn, tìm về chốn bình yên sau bao bộn bề của cuộc sống.
 


 


Về Menu

chiêm ngưỡng kiệt tác chùa bửu long chiem nguong kiet tac chua buu long tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

簡単便利 戒名授与 水戸 迴向 意思 văn tài u 仏壇 おしゃれ 飾り方 천태종 대구동대사 도산스님 cần phải nhớ dù có những khi nông イス坐禅のすすめ ประสบแต ความด bốn điểm cốt yếu trong phật giáo Cây hoa gạo 仏壇 通販 供灯的功德 Rau cải thực phẩm làm giảm tác hại Mất trí nhớ ở phụ nữ nghiêm trọng 父母呼應勿緩 事例 Quen mà lạ Chè đậu xanh viên rau câu 雷坤卦 Béo phì ở trẻ em đừng xem thường 鎌倉市 霊園 Dự cảm về ngũ tịnh nhục loại thịt Ngẫu nhiên hay mầu nhiệm 饒益眾生 Giao tiếp với người độc đoán ở Để ngăn ngừa bệnh tim và tiểu 饿鬼 描写 Ăn nhiều gia vị giúp sống lâu hơn 二哥丰功效 10 mon chay vua ngon mieng vua dep mat se thay doi 妙蓮老和尚 築地本願寺 盆踊り 佛教算中国传统文化吗 Món chay từ khoai 找到生命價值的書 市町村別寺院数 墓地の販売と購入の注意点 佛說父母 一日善缘 蒋川鸣孔盈 色登寺供养 随喜 å 別五時 是針 さいたま市 氷川神社 七五三 зеркало кракен даркнет Lễ húy kỵ cố Ni trưởng khai sơn tổ ก จกรรมทอดกฐ น Tâm linh có mơ hồ