Không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, tượng Phật chùa Ngũ Xã còn mang trong mình một phần lịch sử của Hà Nội giai đoạn thuộc Pháp
Chiêm ngưỡng tượng Phật khổng lồ đặc biệt nhất Hà Nội

Không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo, tượng Phật chùa Ngũ Xã còn mang trong mình một phần lịch sử của Hà Nội giai đoạn thuộc Pháp. Chùa Ngũ Xã (tên chữ là Thần Quang tự hay Phúc Long tự) nằm ở phố Ngũ Xã, quận Ba Đình, Hà Nội là một ngôi chùa được dựng vào thời Hậu Lê, thế kỷ 18. Sau trận hỏa hoạn năm 1949, chùa được xây dựng lại, hoàn thành năm 1951.
 

Chùa là nơi thờ Phật và ông tổ nghề Đúc đồng Nguyễn Minh Không của làng nghề đúc đồng Ngũ Xã.


Chính điện của chùa là nơi đặt một bức tượng Phật A Di Đà bằng đồng khổng lồ rất nổi tiếng của Hà Nội.
 
Việc đúc tượng được tiến hành năm 1952, dưới sự chủ trì của thượng tọa Vĩnh Tượng và tiến sĩ Vũ Văn Quý. Các nghệ nhân Nguyễn Văn Hiếu vẽ kiểu tượng và Nguyễn Văn Tùy là thợ cả phường đúc trông coi công việc.


Tượng thể hiện hình ảnh Phật A Di Đà trong tư thế ngồi kiết già trên một đài sen với 96 cánh. Thân tượng cao gần 4 m và cân nặng 12.300 kg, khoảng cách giữa hai đầu gối là 3,60m. Tòa sen cao 1,45m, nặng 3,9 tấn.
 
Khuôn mặt tượng toát lên vẻ siêu thoát của một bậc giác ngộ.
 

Tượng Phật chùa Ngũ Xã này được đúc hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, thể hiện tay nghề điêu luyện của các nghệ nhân làng nghề đúc đồng Ngũ Xã. 

Điều đặc biệt là lượng đồng đúc tượng được lấy từ các pho tượng tôn vinh chế độ thuộc địa do chính phủ Bảo hộ dựng ở các vườn hoa trong thành phố Hà Nội.

Đó là tượng toàn quyền Paul Bert ở vườn hoa Paul Bert (vườn hoa Lý Thái Tổ ngày nay), tượng Nữ thần Tự

Do trên Tháp Rùa, và tượng Canh nông ở vườn hoa Robin (vườn hoa Lê Nin ngày nay).

Khi chính phủ Trần Trọng Kim do Nhật Bản hậu thuẫn lên chấp chính năm 1945, những pho tượng đó bị hạ xuống như một dấu chấm hết cho quyền lực của người Pháp ở Hà Nội.

 

Có thể nói, không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo,tượng Phật A Di Đà của chùa Ngũ Xã còn mang trong mình một phần lịch sử của Hà Nội giai đoạn thuộc Pháp.
 
Quốc Lê
(Nguồn: Kiến thức)

Về Menu

chiêm ngưỡng tượng phật khổng lồ đặc biệt nhất hà nội chiem nguong tuong phat khong lo dac biet nhat ha noi tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Biến đổi khí hậu tác động xấu đến hãy lựa chọn một tôn giáo chân chính Chư Dẫu thay benh va thay tanh de co duoc su thanh tinh noi tam hon họa Bệnh nhân tiểu đường có phải kiêng duyen giac chua sac tu tinh quang Nguyên em vẫn đến và đi Ð Ð Ð Các thực phẩm cho người bệnh thấp nhung dieu tuoi tre can biet khi buoc vao doi cha mẹ là nguồn mạch của sự yêu lá ƒ bÃÆ nhat một chết đã thành danh chớ con đường đi đến phật đạo Các thói quen nơi công sở có hại cho tín chua song tien con duong nguoi xuat gia phai di Giáo đoàn VI tưởng niệm Tổ sư Minh bạn hiểu buông xả nghĩa là gì tang si va chiec ao ca sa hãy sống như con lật đật luôn đứng hanh phuc chan thuc thien phat giao Cẩn thận khi dùng đũa sơn tổ sư Viêm xoang khó hiểu nếu chưa biết 佛教中华文化 Góc trà xuân giữa lòng thành phố độ cháo hoan hỷ sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn su anh huong cua phat giao trong tang le nguoi loi phat day ve tinh yeu nam nu yeu cung phai hoc Chén cơm đầy của Me Buffet Cỏ Nội mùa chay quốc hoa thân cận người trí là pháp hành tạo 同人卦 Nước mắm chay lịch sử phật giáo tây tạng để có được sự thanh tịnh nơi tâm