Má tôi là nông dân nghèo thứ thiệt của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chẳng những nghèo mà má còn thất học. 18 tuổi, bỏ đàn em chút chít sau lưng, má lấy cha tôi cũng nông dân nghèo, lại mồ côi. Một đàn con nheo nhóc ra đời, đứa nhỏ lủi thủi theo đứa lớn. Hơn 70 năm trong đời má, lễ nghĩa kiểu trí thức là cái gì đó rất đỗi xa lạ.

	Cho má, ngày bông hồng cài áo

Cho má, ngày bông hồng cài áo

 

Mấy năm trước chị kế tôi "học đòi" phương Tây, làm tiệc "Mothers day" cho má. Má lơ ngơ, lạc lõng trong nhà hàng, cái bánh kem hếch mặt nhìn má và cuối cùng chui tọt vào bụng đám con nít trong nhà.

Tôi là đứa duy nhất trong gia đình được đi học đến hết đại học, nhờ má bán mấy công ruộng ngập nước mặn định cho tôi làm của hồi môn. Có một điều cho đến trước ngày lấy chồng, tôi chưa bao giờ nói với má lời yêu thương kiểu "con yêu mẹ” lần nào.

Mùa bông hồng cài áo năm nay, lần đầu tiên tôi nhớ má vô kể. Cách xa má hơn 300km, công việc đăng đăng đê đê của một người cố nhoài, cố bơi cho kịp thiên hạ giữa dòng mưu sinh chốn thị thành làm tôi ngại về. Thêm thằng con nhỏ quấn mẹ càng khiến tôi sợ hãi khi nghĩ đến quãng đường dài đi xe đò chật chội lại trong mùa mưa bão như vầy. Tôi gọi điện cho má, giọng má nhẹ như gió đưa bụi chuối sau hè nhà tôi những buổi trưa: "Rảnh thì dìa, hổng rảnh thì thôi".

Ba mươi năm qua, tôi chưa từng nhìn kỹ mặt má lần nào. Hồi nhỏ tôi lẩn như chạch khi má ôm tôi. Mà cũng lạ, trong ký ức tuổi thơ tôi chưa từng nghe má nói má thương tôi lần nào. Nhưng đêm nay và nhiều đêm trước nữa, khi ôm đứa con trai bé bỏng vào lòng, tôi giật mình nhận ra rằng tôi đã nhìn thật kỹ mặt con, nghe từng hơi thở phập phồng của nó, gửi gắm vào nó bao mơ ước của mình. Mỗi khi nó hắt hơi, tim tôi se thắt. Rồi tôi nhớ má, ngày xưa chắc má cũng từng ôm tôi trong những đêm mưa như thế này mà lo lắng, mà nghĩ về tương lai của tôi.

Tôi nhớ má khi nhìn thằng con ngủ mớ gọi "Ma ma...". Nhớ má tỉ mỉ gói từng cái bánh ít đi bán, thức khuya dậy sớm làm từng con cá để làm mắm… Những đồng tiền ít ỏi từ gánh mắm, thúng bánh ít đã đưa đường cho tôi vào đại học. Tôi ra trường, bận rộn với lợi danh ra vào, bận rộn với chồng con. Thời gian dành cho má, cho cha ngày càng ít. Vội vã trở về quê, rồi lại vội vã trở lên Sài Gòn, bận rộn quay cuồng với công việc, quên cả má đợi chờ một cuộc điện thoại khi chiều về.

Nhiều lúc tôi nghĩ mình quên mình còn có má với cha. Chỉ khi cuối tháng gửi tiền về lo ăn uống, thuốc thang cho má cho cha, thỉnh thoảng tôi lại thở dài và... nghĩ cái gánh mình gánh sao mà nặng!

Tôi quyết định thu xếp mọi thứ về với má. Tôi sẽ im lặng ngồi bên má, rồi ra chợ thị xã mua con cá lóc đồng còn sống, mua bó bông súng còn tươi, mua thêm ngò om, ngò gai để nấu cho má tô canh chua cá lóc bông súng. Rồi tôi sẽ nhìn má ăn. Má sẽ nói "Bây bận dìa làm chi…" nhưng tôi biết lòng má đang mừng khấp khởi, má vui lắm…

HỒNG NHI(TTO)


Về Menu

Cho má, ngày bông hồng cài áo

hÓi trẠ白骨观 危险性 Phật giáo GiẠmộc bản kinh phật chùa vĩnh nghiêm phẩm hạnh của một vị chân tu phân tích phẩm phương tiện b Bún măng chay 閩南語俗語 無事不動三寶 cái tôi thời nay Em còn trẻ hãy đem tâm tu hành cúng dường đức 人生七苦 지장보살본원경 원문 mỗi Tịnh Xá Ngọc Giang triết lý nhẹ nhàng trong âm nhạc của 赞观音文 dung doi den khi co tien moi bao hieu cho cha me ăn chay là biểu hiện của yêu thương cùng ï¾ å Hoa Kỳ Sinh viên tìm thấy bình an sau cuoc doi thanh tang ananda phan 1 Suy nhược tinh thần làm tăng gấp đôi nghi va cam nhan ve cuoc song cua minh nhan dien va yeu men cuoc doi lịch sử phật giáo ấn độ Lễ tiểu tường viện chủ chùa Kim mua lu lai tran ve Cà phê giúp giảm nguy cơ tiểu đường 崔红元 無分別智 thư Tiểu sử Hòa thượng Thích Từ Vân 1866 Nhớ những điều giản dị Niệm Về Khánh Hòa Lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương chưa Chùa Hội Khánh Họa bÃƒÆ Đường phải mất bao lâu để học cách lắng thân hay nhu song Do đâu có những vết bầm trên da