Chùa Hào Xá hay Chùa Hào gọi theo Hán Việt là Bạch Hào cổ thiền tự
Chùa Bạch Hào

Chùa Hào Xá hay Chùa Hào (gọi theo Hán-Việt là Bạch Hào cổ thiền tự 白豪古禪寺), là một ngôi chùa nằm giữa lòng huyện Thanh Hà - Hải Dương Chùa Hào Xá hay Chùa Hào (gọi theo Hán-Việt là Bạch Hào cổ thiền tự 白豪古禪寺), là một ngôi chùa nằm giữa lòng huyện Thanh Hà - Hải Dương. Đây là ngôi chùa có phong cảnh sông nước hữu tình xếp vào hàng độc đáo nhất vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng

Ngôi chùa có tên chữ là Bạch Hào cổ thiền tự, ở làng Hào Xá, xã Thanh Xá, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Chùa được xây dựng vào thời nhà Lý theo ngọc phả để lại. Năm 1011 nhân dân trong ấp đã dựng một ngôi chùa 3 gian bằng tranh tre lợp lá gồi, lá cọ để thờ Phật cầu khấn cho trời Phật độ bình an. Đến đời Trần ngọc phả còn ghi:" Khi Trần Nhân Tông làm vua thì vợ chồng cụ ông Nguyễn Danh Doãn và cụ bà là Phạm Thị Phương quê ở Hoan Châu- Thanh Hóa sinh hai người con trai là Nguyễn Danh Quang, Nguyễn Danh Nguyên, lớn lên hai ông học giỏi lại khôi ngô tuấn tú, tuổi học trò hai ông kết bạn với Lý Đình Khuê cùng lớp cùng tuổi, họ coi nhau như anh em ruột, cả 3 ông đều học giỏi thi đỗ tuyển vào cung làm Học sĩ chuyên lo việc giáo huấn trong cung.

Khi Thoát Hoan đem quân sang xâm lược nước ta, 3 ông theo vua đi đánh giặc ở Phả Lại, Vạn Kiếp. Giặc tan vua hết lời ca ngợi, bia đá còn ghi lời vua nói:" Từ ngày nước nhà xảy ra chiến sự Tam Công ngày đêm miệt mài tu thân luyện chí tìm phương kế cứu nước, cứu dân". Khi đất nước thanh bình vua Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con và đi tu ở chùa Yên Tử lập ra Thiền Phái Trúc Lâm, ba ông cũng theo vua đi đầu Phật tu luyện, lúc nhàn rỗi ba ông cùng Trần Nhân Tông dành thời gian đi du ngoạn, một chuyến du ngoạn qua Hạ Hào Trang ( Thanh Xá, Hào Xá ngày nay) Trần Nhân Tông dừng lại ngắm cảnh, thấy sông nước hữu tình, địa mạch thế hình cảnh quan tuyệt sắc, vua liền hạ lệnh cho dựng lại chùa, làm hoành phi câu đối, lập bệ thờ bằng đá hình tòa sen để thờ Phật và giao cho 3 ông ở lại tu tại chùa, đặt tên gọi là chùa Hào.

Dựa thế hình khu đất với dáng hình đại bàng xòe cánh, đầu có một số lông trắng nên tên hiệu là Bạch Hào. Ba ông tu tại chùa dạy cho dân hiểu Kinh Phật và tăng gia sản xuất cấy trồng lúa nước, dạy cho dân trồng dâu nuôi tằm ( sự tích bãi vườn dâu còn đó). Khi nông nhàn ba ông dạy dân thi bơi trải, thi nấu cơm, bắt vịt, thi đấu vật... Từ đó đến nay đã trở thành ngày hội văn hóa của dân tộc.

Hằng năm mở hội vào ngày mồng 4-6 âm lịch. Khi ba ông thác, vua hạ lệnh cho dân làng lập miếu thờ và phong thành hoàng đại vương, và khắc vào đại tự " Tướng Hào tỏa sáng". Tiếp đó vào những năm 1540, tăng phó Trần Như Thừa đã quyên góp tiền của công đức xây dựng lại chùa gồm 60 gian lớn nhỏ theo kiểu nội công ngoại quốc. Sau này do mai một bởi thời gian thiên nhiên, bão lũ cũng như các cuộc chiến tranh thời Lê, thời Mạc, thời Nguyễn chùa cũng được tu sửa nhưng kiến trúc cổ không còn được giữ lại bao nhiêu.

Đến những năm đầu thế kỉ 19-20 chùa Hào lại phải kinh qua cuộc chiến tranh ác liệt của thực dân Pháp chùa phải tiêu thổ kháng chiến, bom đạn Pháp bắn thả quanh chùa nên các nét độc đáo, vật cổ giữ lại quá ít. Vào những năm cuối thập kỉ 90, đầu những năm 2000 các Tăng Ni, chư tôn Thiền đức trụ tại chùa, các tín đồ Phật tử và nhân dân đã tôn tạo chùa . Ngoài thờ Phật, chùa còn thờ tam tổ Trúc Lâm Trần Nhân Tông và 3 vị cư sĩ là Nguyễn Danh Nguyên, Nguyễn Danh Quang và Lý Đình Khuê. Ba ông có công đánh giặc Mông Nguyên thời Trần. Khi thắng trận Vạn Kiếp vua hết lời ca ngợi, khi nước nhà xảy ra chiến sự tam công ( Nguyễn Danh Nguyên, Nguyễn Danh Quang, Lý Đình Khuê) cùng ta đánh giặc cứu nước cứu dân.

Ngôi chùa hiện nay, có niên đại thời nhà Lý năm 1011, bao gồm Tiền đường 5 gian, Hậu cung 2 gian, Nhà tổ 3 gian. Tiền đường, được xây dựng theo kiểu chồng rường đấu sen. Các vì kèo đều có chạm khắc hoa lá, trúc hoá long, kỳ 4 thuât chạm bong kênh.

Trong chùa, có nhiều hiện vật quý, trong đó, có hệ thống tượng Phật, bệ đá hoa sen thời Trần. Đặc biệt, có 10 bia đá ghi lại công lao của 3 vị cư sĩ, trong đó, có 3 bia đá thời Lê, 7 bia đá thời Nguyễn, vườn tháp 7 mộ sư, có ao cá, vườn cây ăn quả.

Lễ hội chùa hằng năm được tổ chức từ ngày 4-6 tháng Giêng âm lịch. Trong hội lễ, có tổ chức bơi trải trên sông nước trước cửa chùa, hết sức đông vui và náo nhiệt. Di tích được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia năm 1993

 
Độc đáo trò chơi dân gian trong lễ hội chùa Bạch Hào
Lễ hội chùa Bạch Hào, xã Thanh Xá, huyện Thanh Hà tỉnh Hải Dương được tổ chức ngày mồng 5 – 6 tháng Giêng âm lịch hằng năm.

Từ mồng 4, khi không khí Tết vẫn còn phảng phất trong các gia đình, già trẻ gái trai các làng đã tất bật với việc chuẩn bị mâm quả cho lễ rước hôm sau. Lễ rước trước đây là rước "long đình" của các dòng họ. Ngày nay, lễ hội rút ngắn trong thời gian hai ngày, việc rước "long đình" được thay bằng rước "cỗ" do long đình của nhiều dòng họ bị hỏng, không thể di chuyển. Cỗ là các mâm quả, được bày theo các tích khác nhau, tạo nên các thế vừa uy nghiêm, vừa đẹp mắt.

Ngoài 5 cỗ của 5 thôn, người ta còn rước bài vị của 3 vị thành hoàng, cũng là 3 vị tướng đời Trần có công dẹp giặc, mở ấp, dựng làng và dạy dân Thanh Xá nghề tằm tơ thuở trước. Lễ rước từ đình Sụn tới sân chùa. Sau đó là các nghi lễ khác của lễ hội như dâng hương, tế tổ... được thực hiện ngay tại chùa.

Lễ hội chùa Hào thu hút được nhiều khách thập phương đến dự còn bởi phần hội có rất nhiều trò chơi dân gian độc đáo. Trong đó hội bơi thuyền truyền thống mà người dân quen gọi là bơi chải là một nét đẹp văn hoá. Hội đua thuyền được tổ chức vào ngày mồng 6 tháng Giêng (ngày chính hội) kỷ niệm ngày vua Trần Nhân Tông trong lần kinh lý tại Hải Dương đã dừng lại thăm chùa.

Vận động viên (VĐV) tham gia gồm cả nam và nữ, nhưng thi riêng. Độ tuổi của VĐV cũng không bị giới hạn, có thể là người vẫn còn độc thân hoặc đã có gia đình. Thậm chí nhiều gia đình có tới hai hoặc ba thế hệ cùng tham gia thi. Số VĐV trên mỗi thuyền đua khoảng 12 -14 VĐV, gồm 10-12 tay chèo, 1 người cầm lái (còn gọi là "phách mũi" và 1 người tát nước).

Trước đây toàn xã chỉ có 3 đội đua (đại diện cho 3 giáp) thì nay đã có 10 đội (đại diện cho 5 thôn của xã, mỗi thôn 1 đội tuyển nam và 1 đội tuyển nữ). Một thời gian dài, do kinh tế khó khăn, thuyền đua không phải là chải gỗ mà là thuyền nan. Song từ năm 1985 đến nay, địa phương đã đầu tư kinh phí để đóng "chải" phục vụ lễ hội.

Hội thi bơi chải thường gắn liền với phần thi bắt vịt và nấu cơm trên sông. Đây cũng là phần thi sôi nổi nhất. Chỉ các đội về nhất nhì mới được tham dự phần thi này. Khi vịt được tung xuống nước, các VĐV trên chải đua phải nhanh chóng nhảy xuống bắt vịt, trong khi đó các thành viên còn lại của đội bạn liên tục té nước, gây khó khăn...

Sau phần thi bắt vịt, các đội chuẩn bị sẵn bó đóm và niêu cơm, vừa chèo, vừa nấu trong tiếng trống, tiếng cổ vũ reo hò của nhân dân hai bên đường đua. Đội nào không khéo, để đội bạn té nước, làm tắt lửa phải nhóm lại thì sẽ có nguy cơ bị cơm sống... Hết thời gian quy định, các niêu cơm được đem về để ban tổ chức chấm và trao giải.

Hiện nay, một số trò chơi dân gian tổ chức cùng với hội bơi chải như leo cầu thùm, bắt chạch... không còn được tổ chức vì lý do mất nhiều thời gian và điều kiện thời tiết không thuận lợi. Thay vào đó là các môn thể thao hiện đại như bóng đá mi-ni, cầu lông, thể dục dưỡng sinh của người cao tuổi, được tổ chức từ ngày mồng 4 Tết để khai xuân và kéo dài cho đến hết lễ hội.

Ngoài các hoạt động thể thao, vào buổi tối mồng 5 tháng Giêng, lễ hội chùa Hào còn diễn ra các hoạt động văn nghệ. Những tiết mục "cây nhà lá vườn" do đội văn nghệ các thôn tự biên tự diễn mang đến giao lưu trong đêm hội chung của xã hết sức rôm rả.

Năm 2010, lễ hội chùa Hào được tỉnh chọn để tổ chức điểm lễ hội truyền thống theo kịch bản, nhằm phục dựng một số nghi lễ vốn có của lễ hội trước đây. Để chuẩn bị cho lễ hội 2010, ngay từ những ngày cuối năm 2009, ban văn hóa xã cùng với Sở VH-TT&DL đã nghiên cứu các tài liệu về lễ hội chùa Hào xưa và nay để xây dựng kịch bản mới cho lễ hội. Các ngành chức năng của tỉnh, huyện và xã đầu tư để tôn tạo, sửa chữa một số hạng mục trong quần thể di tích chùa Bạch Hào, thành lập lại đội tế theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn...

Về Menu

chùa bạch hào chua bach hao tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Kinh dia tang mọi sự dối trá đều phải trả giá tuyen tap nhung danh ngon ve niem tin va nghi luc hoa thuong thich hue hung 1917 giua Những nén nhang không tắt hoà nhung ngay nao thi phat tu nen an chua phi lai giao Chẳng sự lo lắng của cha mẹ cũng lây Ä Canh nấm và đậu 6 công dụng tuyệt vời của ç ni sinh việt nam đạt thủ khoa tốt àn Bằng chứng về tác dụng giúp giảm Món chay cuối tuần Gỏi rong sụn tướng con duong nguoi xuat gia phai di Æ n trang Chùa nay chùa xưa Phật Bà hãy cứu con Phật giáo để vu lan hỏi mẹ tự bao giờ Quan hệ thầy trò trong kinh luật Phật cuoi va hanh phuc trong con loc khung hoang Chỉ Ngọt ngào tháng Tư GiẠNữ có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer vesak thiêng liêng Háºnh mot mai tiêu diễn Nguy cơ mất trí nhớ cao do tiểu đường nạo ï¾ï¼ Tạp bút Lề đời em là ai su khao khat tim cau giac ngo cua nu gioi Thêm thạch cao vào đậu phụ có hại cho Lâm dao duc gia dinh dang bi xuong cap ç n cùng chu hieu tu nhung goc nhin Đắk Lắk Tưởng niệm Tổ sư Minh Đăng Uống bia rượu vừa phải có tốt cho ï½ ï¾ Thích Trí Nghiêm Nghiện テス Su muon gioi thieu tuong phat giup han che toc do va lai Bà ty