Chùa Bạch Mã, ngôi chùa cổ nhất Trung Quốc, nằm cách thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, miền đông Trung Quốc 6 dặm Đó là nơi được các đệ tử Phật gia công nhận là nơi ở của các tổ sư Phật giáo và là nơi Phật Pháp được truyền dạy
Chùa Bạch Mã: Ngôi chùa Phật giáo đầu tiên ở Trung Quốc

Chùa Bạch Mã, ngôi chùa cổ nhất Trung Quốc, nằm cách thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, miền đông Trung Quốc 6 dặm. Đó là nơi được các đệ tử Phật gia công nhận là nơi ở của các tổ sư Phật giáo và là nơi Phật Pháp được truyền dạy. Chùa Bạch Mã, ngôi chùa cổ nhất Trung Quốc, nằm cách thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, miền đông Trung Quốc 6 dặm. Đó là nơi được các đệ tử Phật gia công nhận là nơi ở của các tổ sư Phật giáo và là nơi Phật Pháp được truyền dạy.
 
 
Ngôi chùa được Hán Minh Đế (29– 75 SCN) xây dựng, và có một huyền thoại về việc thành lập ngôi chùa này.

Theo sử sách ghi chép, vào thời Đông Hán, niên hiệu Vĩnh Bình, Hán Minh Đế nằm mơ thấy ở một nơi phong cảnh nên thơ có một vị Thần lấp lánh ánh vàng kim bay đến cung điện của ông. Nhà Vua bèn triệu các cận thần của mình đến để hỏi về ý nghĩa giấc mơ của ông. Đại thần Phó Nghị tâu rằng: “Vào ngày mùng 8 tháng Tư, năm thứ 24 thời Chu Chiêu Vương (tức là năm 971 TCN) triều đại nhà Chu, núi sông chấn động, các dòng sông đều cuộn lũ. Buổi tối có những ánh hào quang ngũ sắc chiếu lấp lánh ở phía trời Tây.”

Vị Thái sử họ Tô suy đoán rằng đây là dấu hiệu đản sinh của một vị đại thánh nhân ở Tây phương Thiên quốc. “Vị đại thánh nhân này xuống nhân gian là để cứu khổ cứu nạn cho con người. Những lời răn dạy của Ngài, sau 1.000 năm, thì có thể truyền vào đất nước chúng ta. Giờ đây, 1.000 năm đã trôi qua và đã đến lúc. Hạ thần nghe nói có một vị thánh nhân ở Tây Vực, được người đời kính trọng gọi là “Phật”, và vì vậy có thể là vị ‘Phật’ mà Bệ hạ nằm mơ thấy”.

Để hiểu rõ tình huống của vị Phật này, Hán Minh Đế đã cử một phái đoàn gồm 12 người đến Tây Vực để tìm Phật và cầu Phật Pháp.

Mười hai người họ đã trải qua bao gian truân nguy hiểm, và cuối cùng cũng tới được Đại Nguyệt Thi Quốc ở Tây Vực. Nơi đó Phật Pháp truyền bá rộng rãi, chùa viện rất nhiều. Đoàn người này đã thu thập được một số kinh Phật và tượng Phật, đồng thời cũng xin thỉnh hai vị cao tăng Thiên Trúc là Nhiếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan từ Ấn Độ đến Trung Nguyên giảng Pháp. Năm thứ 10, niên hiệu Vĩnh Bình thời Hán Minh Đế (tức năm 67 SCN), đoàn người mới trở về Lạc Dương, kinh đô của triều đại Đông Hán.

Hán Minh Đế rất hài lòng và long trọng thỉnh mời hai vị cao tăng. Ngài nồng nhiệt mời họ ở lại Hồng Lô Tự, nơi thuộc quan Ngoại giao Thượng thư, và chân thành thỉnh cầu họ dịch bộ kinh Phật mà họ đã mang về.

Năm sau, Hán Minh Đế lại hạ chiếu chỉ xây dựng một tòa tăng viện ở ngoài cửa Ung Môn của Lạc Dương. Chữ “tự” có nghĩa gốc là ‘quan thự’. Tuy nhiên, vì Nhiếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan mới lần đầu đến ở “tự”, và họ cũng là khách ngoại quốc, nên nơi ở mới của họ vẫn được gọi là “tự” cho long trọng. Bắt đầu từ đó, chùa được gọi là “tự” trong tiếng Trung Quốc. Thêm vào đó, có một chú ngựa trắng đã mang về tất cả kinh Phật và tượng Phật, và để ghi nhớ công lao của chú ngựa trắng đó, tu viện mới được đặt tên là ‘Bạch Mã Tự’, hay ‘Chùa Ngựa Trắng’.

Hai vị cao tăng Nhiếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan sau đó đã giảng Pháp tại Bạch Mã Tự và thay nhau hoàn tất việc dịch thuật ‘Tứ Thập Nhị Chương Kinh’, bản dịch kinh Phật đầu tiên bằng tiếng Hán. Sau Khi Nhiếp Ma Đằng viên tịch, Trúc Pháp Lan tiếp tục việc dịch kinh sách. Các bản dịch kinh sách của họ đều được lưu trữ tại Đại Điện cho các tăng nhân lễ bái. Người ta nói rằng vào triều Bắc Ngụy (368-534), khi các tăng nhân đang quỳ lạy lễ bái kinh Phật, thì kinh Phật đột nhiên lóe lên ánh ngũ quang thập sắc và tỏa sáng khắp Đại Điện. Đáng ngạc nhiên hơn cả là trong ánh hào quang còn có thể nhìn thấy được hình ảnh của một vị Phật.

Dưới sự trị vì của Hoàng hậu Võ Tắc Thiên (624- 705) thời nhà Đường, Bạch Mã Tự rất nổi tiếng, và có tới hơn 1.000 hòa thượng cư ngụ tại đó. Tuy nhiên, chùa đã bị tàn phá nghiêm trọng trong thời An Sử nổi loạn (755- 763) và suốt thời Hội Xương diệt Phật (840- 846). Di tích chùa Bạch Mã còn sót lại chỉ là những mảnh vụn bia văn bằng đá và đống đổ nát. Ngôi chùa sau này đã được hoàng đế Thái Tông triều Tống (939-997), hoàng đế Gia Tĩnh triều Minh (1507- 1567) và hoàng đế Khang Hy triều Thanh (1662- 1722) cho tu sửa lại.

Chùa Bạch Mã hiện nay rộng 47.840 thước vuông và có hơn 100 gian điện đường thờ phượng. Các điện lớn được đặt trên một đường trung tâm chạy theo hướng Bắc-Nam, và từ cửa vào trong theo hướng núi theo thứ tự như sau: Thiên Vương điện, Đại Phật điện, Đại Hùng bảo điện, Tiếp Dẫn điện, và Phật điện Bì Lô các.

Ở giữa chính điện, tức là Đại Phật điện để thờ cúng là tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi nghiêm trang trên đài sen, tay phải cầm nhẹ bông hoa, hai bên phải trái của Ngài có hai đệ tử Ca-Diếp và A-Nan đứng hầu, và hai vị Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền ngồi đó, với hai thiên nữ đứng hầu đằng sau.

Tại góc Đông Nam của Đại Phật điện, có treo một quả chuông sắt từ triều đại nhà Minh, nặng khoảng 5.525 cân Anh. Người ta nói rằng vào những đêm có gió nhẹ thổi hoặc buổi sáng sớm mát mẻ, tiếng chuông chùa Bạch Mã có thể truyền đi hàng chục dặm, và quả chuông lớn treo trên gác chuông ở con đường phía Đông thành nội cũng có thể cộng hưởng mà vang tiếng cùng với nó; vì thế cảnh tượng có thể diễn tả như là “Chuông chùa vang vọng Phạm Vương cung, hạ thông Địa phủ chấn u linh.”

Sau Đại Phật điện là tới Đại Hùng Bảo điện, nơi thờ cúng ba vị Phật của tam thế là Phật Thích Ca Mâu Ni, Phật A Di Đà và Phật Dược Sư. Hai bên có 18 vị La Hán chia ra đứng hầu, với tư thế và điệu bộ khác nhau. Các bức tượng La Hán này là rất quý giá, bởi vì chúng được đúc một cách tinh xảo, sử dụng chất liệu lụa và sợi gai dầu có từ thời nhà Nguyên (1271 – 1368).

Tiếp theo Đại Hùng điện là Tiếp Dẫn điện, và cuối cùng là Phật điện Bì Lô Các. Phật điện Bì Lô các được xây dựng vào thời nhà Đường (618- 907), là nơi thờ Phật Bì Lô. Pháp thân thanh tịnh của Phật Thích Ca Mâu Ni cùng Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền đứng bên cạnh. Trên bia đá phía sau Bì Lô các có khắc ‘Tứ Thập Nhị Chương Kinh’.

Phía Đông Bắc và Tây Nam của chùa Bạch Mã là mộ phần của hai vị Nhiếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan. Khoảng 220 thước về phía Đông Nam của ngôi chùa là một tòa tháp cao 26 thước với 13 tầng được xây bằng gạch, gọi là ‘Vân Tháp’. Ban đầu, tháp được đặt tên là Thích Ca Xá Lợi tháp, Kim Phương tháp, hay Bạch Mã Tự tháp. Nó được xây dựng vào thời nhà Đường, sau đó bị phá hủy trong thời nhà Tống, và rồi được trùng tu lại trong thời nhà Kim (1115- 1234).

Những địa điểm hấp dẫn du khách nhất trong Bạch Mã Tự bao gồm: Thanh Lương đài, Dạ Bán chuông, Vân Tháp, Đằng Lan mộ, Đoạn Văn bi và Phần Kinh đài.
 

Về Menu

chùa bạch mã: ngôi chùa phật giáo đầu tiên ở trung quốc chua bach ma ngoi chua phat giao dau tien o trung quoc tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Khánh Hòa Lễ húy kỵ Tổ khai sơn chùa Bác sĩ Erich Wulff Khánh Hòa Giỗ Tổ khai sơn Đông Phước Mỗi bệnh một loại nước rau quả lùi một bước để thấy hạnh phúc bài phỏng vấn thiền sư thích nhất Củ cải kho tương ăn cơm ngon Khánh Hòa Giỗ Tổ khai sơn chùa Bửu khi mệnh chung cung duong nao co cong duc lon nhat Yoga đàn bò và cánh đồng cỏ coi thien duong rac hạnh nguyện lắng nghe Năm pháp khiến Chánh pháp không diệt ở Những nhu cầu tâm linh của người sắp Chùa Nghĩa Hương tưởng niệm Tổ khai Д ГІ Những huyền thoại ít biết về vị Mắt Tưởng niệm Tổ khai sơn chùa Phước Tưởng niệm Đại đức khai sơn chùa Tham thâm lận mạt lấn bán Hương cốm ngày xuân ai gặp cũng mừng Đức Phật đản sanh trong từng sát na Có thể nhiễm độc thủy ngân từ cá Ăn gì để có tinh thần tốt Tổ đình Viên Ngộ tưởng niệm Tổ khai Thần thức Nên giặt tấm trải giường bao lâu một Thanh Hoá Giỗ Tổ khai sơn chùa Linh Cảnh Giỗ hÃƒÆ y 5 cách giúp cơ thể hấp thu chất xơ luà Æn Khánh Hòa Tưởng niệm Tổ sư khai sơn Khánh Hòa Lễ húy nhật tổ khai sơn chùa Tưởng niệm lần thứ 67 Tổ khai sơn thanh đạm với bì cuốn chay dường ruột tứ diệu đế giáo lý căn bản của là Štrở Thiền sư của năm tông phái Phật giáo Thương món khóm mít trộn chay của vợ Thương món khóm mít trộn chay của vợ phat A Di Da Lễ tưởng niệm Tổ sư khai sơn chùa Báo