Chùa Bàn Long là chùa thiên tạo và nhân tạo, lấy động núi và con người làm chùa nằm gọn trong Đại Tượng sơn ở thôn Khê Đầu thượng, xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư
Chùa Bàn Long

Chùa Bàn Long là chùa thiên tạo và nhân tạo, lấy động núi và con người làm chùa nằm gọn trong Đại Tượng sơn ở thôn Khê Đầu thượng, xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư. Núi Đại Tượng là hình một con voi khổng lồ cao khoảng 200m chầu về kinh đô Hoa Lư xưa. Bàn long là ngôi chùa có rất sớm ở nước ta được hình thành trước thời Đinh, cách đây hơn 10 thế kỷ.
 

Tương truyền nhân dân địa phương phát hiện ra động từ lâu, thấy trong động có rồng cuộn nên lập chùa ngay từ đấy. Tấm bia ở vách núi Đại Tượng khắc vào thế ký thứ 16, niên hiệu Nguyên Hoà có ghi: “Từ thành cổ Hoa Lư men theo núi đá mà đi về phía nam đến làng Khê Đầu, ở đó có chùa Bàn Long. Đây là danh thắng từ ngàn xưa. Trải các triều Đinh, Lê, Lý, Trần chùa này càng thêm nổi tiếng”.
 

Chùa Bàn Long không xây Tam Quan, trước khi vào chùa phải đi qua một cây cầu đá cong cong. Những phiến đá xanh nguyên khối lớn đã được chạm, khắc ghép thành cầu. Đó cũng là điều độc đáo có ở các chùa trên vùng đất Hoa Lư. Gọi là chùa Bàn Long vì chúa Trịnh Sâm đã đến thăm, tay đề ba chữ lớn: “Bàn Long Tự” trên vách cửa động. “Bàn Long” là bệ rồng - bệ đá rồng ngồi. Có tên là Bàn Long vì trong động có nhũ đá dáng hình như con rồng ngồi, hình rồng nổi rõ cả vảy.

Nếu trời nắng hạn khi vảy rồng đó trong động long lanh tỏa sáng thì vài ngày sau trời sẽ đổ mưa. Người ta nhìn vảy rồng trong động để xem thời tiết nắng hay mưa vì thế: vào những năm hạn hán, nhân dân địa phương thường làm lễ cầu mưa ở chùa Bàn Long. Vào trong động, phía bên trái là tượng A Di Đà bằng đá xanh nguyên khối được tạo dựng từ khi lập chùa. Đây là một pho tượng phật bằng đá cổ xưa nhất còn để lại đến ngày nay.

Dưới pho tượng là ổ rổng đá cuộn tròn do tạo hoá kiến tạo thành. Các bài trí tượng phật trong động cũng giống như các ngôi chùa khác nhưng điều đặc biệt ở chùa Bàn Long là xung quanh các tượng Phật trên các vách động là những nhũ đá mà tạo hoá đã chạm khắc thành bốn con vật linh thiêng là Long, Ly. Quy, Phượng.

Tứ linh đá đó đều chầu về các tượng Phật đối xứng qua hai trục tung và hoành mà tâm là tượng Thích ca sơ sinh. Điều đặc biệt nữa là vách đá trên cao ở giữa động còn có một nhũ đá giống hình tượng Phật đang cưỡi ngựa trắng. Điều kỳ diệu này chỉ Bàn Long mới có được. Như thế mỗi không gian của vách động là những nhũ đá có hình rồng, tượng phật và những con vật linh thiêng khác thiên nhiên đã khéo tạc những mảng điêu khắc rất tinh tế đầy ấn tượng, mang sức quyến rũ khiến ta phải ngỡ ngàng
 

Về Menu

chùa bàn long chua ban long tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

muôn vật hiện có trên cõi đời đều Tập hít thở để ngăn ngừa huyết áp Thói quen ăn uống thế nào để Bàn tay mẹ mot coi di ve trinh cong son một cõi đi về trịnh công sơn Bà can tu nghiep la gi Đậu hủ kho rau 4 cách tránh hôi miệng khi phải di ngoai tinh cong khai va ruong bo ăn chay để có trái tim khỏe mạnh Mứt khế đậm vị Vạt tim hieu ve nghiep bao va nhan qua Lễ húy nhật cư sĩ Chánh Trí Mai Thọ song voi hai chu đệ tử phật cách ngồi thiền và quán niệm hơi thở Hoạ Ly chè đậu ngự dâng cúng Phật bồ đề tâm chuyến đò chở cả kiếp nhân sinh Tưởng niệm cố Hòa thượng Thích Từ Ý tịnh nghiệp đạo tràng an cư kiết hạ 10 dieu can biet truoc khi qua muon mang tho de thay chinh minh Ba món chay cho bữa cơm ngày cuối tuần Chai nhựa gây hại cho răng của la i vê ơi gio heo may di sản thế giới sri lanka Ä Ãªm pháp hoà bai hoc phat phap cho nguoi phat tu cuoc doi nay cai gi dang so nhat một hướng nhìn khác về giáo pháp đại phat giao the ky xi Năm mới sẽ tu luyện như lời ba má làm sao giữ được giới thứ nhất trong Sữa hạt sen bổ dưỡng ẩm Mùa thi ơi ta nhớ Mất ngủ biểu hiện và cách điều trị tính nhân bản của luật nhân quả mô phật mọi lúc phap hanh tao niem vui an lac tìm hiểu công hạnh của bồ tát quán hai loc dau nam coi chung phai toi hái lộc đầu năm coi chừng phải tội