Chùa Bàn Long là chùa thiên tạo và nhân tạo, lấy động núi và con người làm chùa nằm gọn trong Đại Tượng sơn ở thôn Khê Đầu thượng, xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư
Chùa Bàn Long

Chùa Bàn Long là chùa thiên tạo và nhân tạo, lấy động núi và con người làm chùa nằm gọn trong Đại Tượng sơn ở thôn Khê Đầu thượng, xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư. Núi Đại Tượng là hình một con voi khổng lồ cao khoảng 200m chầu về kinh đô Hoa Lư xưa. Bàn long là ngôi chùa có rất sớm ở nước ta được hình thành trước thời Đinh, cách đây hơn 10 thế kỷ.
 

Tương truyền nhân dân địa phương phát hiện ra động từ lâu, thấy trong động có rồng cuộn nên lập chùa ngay từ đấy. Tấm bia ở vách núi Đại Tượng khắc vào thế ký thứ 16, niên hiệu Nguyên Hoà có ghi: “Từ thành cổ Hoa Lư men theo núi đá mà đi về phía nam đến làng Khê Đầu, ở đó có chùa Bàn Long. Đây là danh thắng từ ngàn xưa. Trải các triều Đinh, Lê, Lý, Trần chùa này càng thêm nổi tiếng”.
 

Chùa Bàn Long không xây Tam Quan, trước khi vào chùa phải đi qua một cây cầu đá cong cong. Những phiến đá xanh nguyên khối lớn đã được chạm, khắc ghép thành cầu. Đó cũng là điều độc đáo có ở các chùa trên vùng đất Hoa Lư. Gọi là chùa Bàn Long vì chúa Trịnh Sâm đã đến thăm, tay đề ba chữ lớn: “Bàn Long Tự” trên vách cửa động. “Bàn Long” là bệ rồng - bệ đá rồng ngồi. Có tên là Bàn Long vì trong động có nhũ đá dáng hình như con rồng ngồi, hình rồng nổi rõ cả vảy.

Nếu trời nắng hạn khi vảy rồng đó trong động long lanh tỏa sáng thì vài ngày sau trời sẽ đổ mưa. Người ta nhìn vảy rồng trong động để xem thời tiết nắng hay mưa vì thế: vào những năm hạn hán, nhân dân địa phương thường làm lễ cầu mưa ở chùa Bàn Long. Vào trong động, phía bên trái là tượng A Di Đà bằng đá xanh nguyên khối được tạo dựng từ khi lập chùa. Đây là một pho tượng phật bằng đá cổ xưa nhất còn để lại đến ngày nay.

Dưới pho tượng là ổ rổng đá cuộn tròn do tạo hoá kiến tạo thành. Các bài trí tượng phật trong động cũng giống như các ngôi chùa khác nhưng điều đặc biệt ở chùa Bàn Long là xung quanh các tượng Phật trên các vách động là những nhũ đá mà tạo hoá đã chạm khắc thành bốn con vật linh thiêng là Long, Ly. Quy, Phượng.

Tứ linh đá đó đều chầu về các tượng Phật đối xứng qua hai trục tung và hoành mà tâm là tượng Thích ca sơ sinh. Điều đặc biệt nữa là vách đá trên cao ở giữa động còn có một nhũ đá giống hình tượng Phật đang cưỡi ngựa trắng. Điều kỳ diệu này chỉ Bàn Long mới có được. Như thế mỗi không gian của vách động là những nhũ đá có hình rồng, tượng phật và những con vật linh thiêng khác thiên nhiên đã khéo tạc những mảng điêu khắc rất tinh tế đầy ấn tượng, mang sức quyến rũ khiến ta phải ngỡ ngàng
 

Về Menu

chùa bàn long chua ban long tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

建菩提塔的意义与功德 佛教与佛教中国化 Hệ Ä Æ Phật giáo 静坐 Tưởng niệm húy nhật lần thứ 28 魔在佛教 淨空法師 李木源 著書 môn phat a di da 先祖代々之霊位 三身 that 怎么做早课 浄土真宗 お守り 一真法界 宾州费城智开法师的庙 MÃƒÆ 本事 佛 赞观音文 biet Các thực phẩm chay đánh bật 大法寺 愛知県 空寂 Không nên đọc sách trên máy tính bảng Nhà æ å Làm việc theo ca ảnh hưởng xấu đến 禮佛大懺悔文 佛说如幻三昧经 Ð Ð Ð 錫杖 Hành 一吸一呼 是生命的节奏 ç¾ 一念心性 是 氣和 鼎卦 V廕要 Hoằng ky トO BS Đỗ Hồng Ngọc nói chuyện Thiền Phật giáo 三乘總要悟無為 ç Š 無量義經 優良蛋 繪本 Đọc kinh 西南卦