Chùa Bàn Long là chùa thiên tạo và nhân tạo, lấy động núi và con người làm chùa nằm gọn trong Đại Tượng sơn ở thôn Khê Đầu thượng, xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư
Chùa Bàn Long

Chùa Bàn Long là chùa thiên tạo và nhân tạo, lấy động núi và con người làm chùa nằm gọn trong Đại Tượng sơn ở thôn Khê Đầu thượng, xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư. Núi Đại Tượng là hình một con voi khổng lồ cao khoảng 200m chầu về kinh đô Hoa Lư xưa. Bàn long là ngôi chùa có rất sớm ở nước ta được hình thành trước thời Đinh, cách đây hơn 10 thế kỷ.
 

Tương truyền nhân dân địa phương phát hiện ra động từ lâu, thấy trong động có rồng cuộn nên lập chùa ngay từ đấy. Tấm bia ở vách núi Đại Tượng khắc vào thế ký thứ 16, niên hiệu Nguyên Hoà có ghi: “Từ thành cổ Hoa Lư men theo núi đá mà đi về phía nam đến làng Khê Đầu, ở đó có chùa Bàn Long. Đây là danh thắng từ ngàn xưa. Trải các triều Đinh, Lê, Lý, Trần chùa này càng thêm nổi tiếng”.
 

Chùa Bàn Long không xây Tam Quan, trước khi vào chùa phải đi qua một cây cầu đá cong cong. Những phiến đá xanh nguyên khối lớn đã được chạm, khắc ghép thành cầu. Đó cũng là điều độc đáo có ở các chùa trên vùng đất Hoa Lư. Gọi là chùa Bàn Long vì chúa Trịnh Sâm đã đến thăm, tay đề ba chữ lớn: “Bàn Long Tự” trên vách cửa động. “Bàn Long” là bệ rồng - bệ đá rồng ngồi. Có tên là Bàn Long vì trong động có nhũ đá dáng hình như con rồng ngồi, hình rồng nổi rõ cả vảy.

Nếu trời nắng hạn khi vảy rồng đó trong động long lanh tỏa sáng thì vài ngày sau trời sẽ đổ mưa. Người ta nhìn vảy rồng trong động để xem thời tiết nắng hay mưa vì thế: vào những năm hạn hán, nhân dân địa phương thường làm lễ cầu mưa ở chùa Bàn Long. Vào trong động, phía bên trái là tượng A Di Đà bằng đá xanh nguyên khối được tạo dựng từ khi lập chùa. Đây là một pho tượng phật bằng đá cổ xưa nhất còn để lại đến ngày nay.

Dưới pho tượng là ổ rổng đá cuộn tròn do tạo hoá kiến tạo thành. Các bài trí tượng phật trong động cũng giống như các ngôi chùa khác nhưng điều đặc biệt ở chùa Bàn Long là xung quanh các tượng Phật trên các vách động là những nhũ đá mà tạo hoá đã chạm khắc thành bốn con vật linh thiêng là Long, Ly. Quy, Phượng.

Tứ linh đá đó đều chầu về các tượng Phật đối xứng qua hai trục tung và hoành mà tâm là tượng Thích ca sơ sinh. Điều đặc biệt nữa là vách đá trên cao ở giữa động còn có một nhũ đá giống hình tượng Phật đang cưỡi ngựa trắng. Điều kỳ diệu này chỉ Bàn Long mới có được. Như thế mỗi không gian của vách động là những nhũ đá có hình rồng, tượng phật và những con vật linh thiêng khác thiên nhiên đã khéo tạc những mảng điêu khắc rất tinh tế đầy ấn tượng, mang sức quyến rũ khiến ta phải ngỡ ngàng
 

Về Menu

chùa bàn long chua ban long tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Phật トo Mùa trăng ký ức 49日法要の日取りの計算方法 Tiểu sử Đại lão HT Thích Quảng Liên æ å éœ ấn thang mùa y nghia trai dan chan te những điều đức phật cảnh giác 嫖妓 墓地の販売と購入の注意点 五百大願 cổ tại sao tha thứ không phải là làm cho 佛規禮節 Trẻ tinh khôn lớn lên sẽ ăn chay à ŠDâu 大安法师讲五戒 五痛五燒意思 å ä¹ æ nhung quan niem sai lam ve quy y tam bao chuong i nguon goc kinh điển phật giáo nguyên thủy gián Lời nói trong sự giao tiếp theo Phật rực rỡ cờ hoa pg tại lễ hội vesak 中孚卦 phâ t あんぴくんとは duong 荐拔功德殊胜行 lý 净地不是问了问了一看 พระอ ญญาโกณฑ ญญะ 繰り出し位牌 おしゃれ 経å hơn 士用果 ろうそくを点ける cuoc doi van dep sao 長谷寺 僧堂安居者募集 สต trương thị may được bầu là vai diem tuong dong va khac biet trong bo thi giua tá la 3 bài