Chùa Bàn Long là chùa thiên tạo và nhân tạo, lấy động núi và con người làm chùa nằm gọn trong Đại Tượng sơn ở thôn Khê Đầu thượng, xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư
Chùa Bàn Long

Chùa Bàn Long là chùa thiên tạo và nhân tạo, lấy động núi và con người làm chùa nằm gọn trong Đại Tượng sơn ở thôn Khê Đầu thượng, xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư. Núi Đại Tượng là hình một con voi khổng lồ cao khoảng 200m chầu về kinh đô Hoa Lư xưa. Bàn long là ngôi chùa có rất sớm ở nước ta được hình thành trước thời Đinh, cách đây hơn 10 thế kỷ.
 

Tương truyền nhân dân địa phương phát hiện ra động từ lâu, thấy trong động có rồng cuộn nên lập chùa ngay từ đấy. Tấm bia ở vách núi Đại Tượng khắc vào thế ký thứ 16, niên hiệu Nguyên Hoà có ghi: “Từ thành cổ Hoa Lư men theo núi đá mà đi về phía nam đến làng Khê Đầu, ở đó có chùa Bàn Long. Đây là danh thắng từ ngàn xưa. Trải các triều Đinh, Lê, Lý, Trần chùa này càng thêm nổi tiếng”.
 

Chùa Bàn Long không xây Tam Quan, trước khi vào chùa phải đi qua một cây cầu đá cong cong. Những phiến đá xanh nguyên khối lớn đã được chạm, khắc ghép thành cầu. Đó cũng là điều độc đáo có ở các chùa trên vùng đất Hoa Lư. Gọi là chùa Bàn Long vì chúa Trịnh Sâm đã đến thăm, tay đề ba chữ lớn: “Bàn Long Tự” trên vách cửa động. “Bàn Long” là bệ rồng - bệ đá rồng ngồi. Có tên là Bàn Long vì trong động có nhũ đá dáng hình như con rồng ngồi, hình rồng nổi rõ cả vảy.

Nếu trời nắng hạn khi vảy rồng đó trong động long lanh tỏa sáng thì vài ngày sau trời sẽ đổ mưa. Người ta nhìn vảy rồng trong động để xem thời tiết nắng hay mưa vì thế: vào những năm hạn hán, nhân dân địa phương thường làm lễ cầu mưa ở chùa Bàn Long. Vào trong động, phía bên trái là tượng A Di Đà bằng đá xanh nguyên khối được tạo dựng từ khi lập chùa. Đây là một pho tượng phật bằng đá cổ xưa nhất còn để lại đến ngày nay.

Dưới pho tượng là ổ rổng đá cuộn tròn do tạo hoá kiến tạo thành. Các bài trí tượng phật trong động cũng giống như các ngôi chùa khác nhưng điều đặc biệt ở chùa Bàn Long là xung quanh các tượng Phật trên các vách động là những nhũ đá mà tạo hoá đã chạm khắc thành bốn con vật linh thiêng là Long, Ly. Quy, Phượng.

Tứ linh đá đó đều chầu về các tượng Phật đối xứng qua hai trục tung và hoành mà tâm là tượng Thích ca sơ sinh. Điều đặc biệt nữa là vách đá trên cao ở giữa động còn có một nhũ đá giống hình tượng Phật đang cưỡi ngựa trắng. Điều kỳ diệu này chỉ Bàn Long mới có được. Như thế mỗi không gian của vách động là những nhũ đá có hình rồng, tượng phật và những con vật linh thiêng khác thiên nhiên đã khéo tạc những mảng điêu khắc rất tinh tế đầy ấn tượng, mang sức quyến rũ khiến ta phải ngỡ ngàng
 

Về Menu

chùa bàn long chua ban long tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

因地當中 lịch sử kết tập kinh 築地本願寺 盆踊り 否卦 供灯的功德 了凡四訓 三心 白骨观 危险性 Khánh Hòa Lễ húy nhật Hòa thượng truyen luc to hue nang phan 3 angkor thom and bayon 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 nick ç cha oi chi nam phut nua ra mùa vu lan phat giao va nhung dong chay tu tuong hien dai 乃父之風 Lễ húy kỵ Hòa thượng Tăng thống Bửu xÃƒÆ Thuốc giảm cholesterol làm tăng nguy cơ bài kệ pháp phái thiên đồng mon chay tu dau ga cho mua chay du duong chat Lịch sử là bài học vô giá là động thơm ngát sắc hoa rừng HoẠnhung dieu toi nhan duoc tu phat phap 曹洞宗 本尊 仏壇 りん Phật hoàng Trần Nhân Tông Dân đồng giẠi Thở sâu thêm dung tích sống chứ hỡi Pháp thân Phật hằng hữu còn duyên là còn của mình hoc Rễ cây dâu Vị thuốc chống ho trừ có những điều đốt mãi chẳng thành การกล าวว ทยาน loi nguyen cau huong ve dat me Giọt mồ hôi con trong lòng tay mẹ 浄土宗 2006 一日善缘 お位牌とは Niệm nghĩa ân sư 鎌倉市 霊園 thiền sư nhất hạnh lý giải mối quan 佛教算中国传统文化吗 皈依是什么意思 佛頂尊勝陀羅尼 二哥丰功效