Chùa Bàn Long là chùa thiên tạo và nhân tạo, lấy động núi và con người làm chùa nằm gọn trong Đại Tượng sơn ở thôn Khê Đầu thượng, xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư
Chùa Bàn Long

Chùa Bàn Long là chùa thiên tạo và nhân tạo, lấy động núi và con người làm chùa nằm gọn trong Đại Tượng sơn ở thôn Khê Đầu thượng, xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư. Núi Đại Tượng là hình một con voi khổng lồ cao khoảng 200m chầu về kinh đô Hoa Lư xưa. Bàn long là ngôi chùa có rất sớm ở nước ta được hình thành trước thời Đinh, cách đây hơn 10 thế kỷ.
 

Tương truyền nhân dân địa phương phát hiện ra động từ lâu, thấy trong động có rồng cuộn nên lập chùa ngay từ đấy. Tấm bia ở vách núi Đại Tượng khắc vào thế ký thứ 16, niên hiệu Nguyên Hoà có ghi: “Từ thành cổ Hoa Lư men theo núi đá mà đi về phía nam đến làng Khê Đầu, ở đó có chùa Bàn Long. Đây là danh thắng từ ngàn xưa. Trải các triều Đinh, Lê, Lý, Trần chùa này càng thêm nổi tiếng”.
 

Chùa Bàn Long không xây Tam Quan, trước khi vào chùa phải đi qua một cây cầu đá cong cong. Những phiến đá xanh nguyên khối lớn đã được chạm, khắc ghép thành cầu. Đó cũng là điều độc đáo có ở các chùa trên vùng đất Hoa Lư. Gọi là chùa Bàn Long vì chúa Trịnh Sâm đã đến thăm, tay đề ba chữ lớn: “Bàn Long Tự” trên vách cửa động. “Bàn Long” là bệ rồng - bệ đá rồng ngồi. Có tên là Bàn Long vì trong động có nhũ đá dáng hình như con rồng ngồi, hình rồng nổi rõ cả vảy.

Nếu trời nắng hạn khi vảy rồng đó trong động long lanh tỏa sáng thì vài ngày sau trời sẽ đổ mưa. Người ta nhìn vảy rồng trong động để xem thời tiết nắng hay mưa vì thế: vào những năm hạn hán, nhân dân địa phương thường làm lễ cầu mưa ở chùa Bàn Long. Vào trong động, phía bên trái là tượng A Di Đà bằng đá xanh nguyên khối được tạo dựng từ khi lập chùa. Đây là một pho tượng phật bằng đá cổ xưa nhất còn để lại đến ngày nay.

Dưới pho tượng là ổ rổng đá cuộn tròn do tạo hoá kiến tạo thành. Các bài trí tượng phật trong động cũng giống như các ngôi chùa khác nhưng điều đặc biệt ở chùa Bàn Long là xung quanh các tượng Phật trên các vách động là những nhũ đá mà tạo hoá đã chạm khắc thành bốn con vật linh thiêng là Long, Ly. Quy, Phượng.

Tứ linh đá đó đều chầu về các tượng Phật đối xứng qua hai trục tung và hoành mà tâm là tượng Thích ca sơ sinh. Điều đặc biệt nữa là vách đá trên cao ở giữa động còn có một nhũ đá giống hình tượng Phật đang cưỡi ngựa trắng. Điều kỳ diệu này chỉ Bàn Long mới có được. Như thế mỗi không gian của vách động là những nhũ đá có hình rồng, tượng phật và những con vật linh thiêng khác thiên nhiên đã khéo tạc những mảng điêu khắc rất tinh tế đầy ấn tượng, mang sức quyến rũ khiến ta phải ngỡ ngàng
 

Về Menu

chùa bàn long chua ban long tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

liên hoa sắc Linh bất linh tại ngã chua linh quang phat giao thien tong thuc te den khong ngo Vu Kinh doanh theo chính đạo nhiệt độ trái đất gia tăngbăng tan ở phiền não và bệnh tật 10 điều bạn cần biết trước khi độ Phật giáo Thêm đường vào thức uống sẽ chùa yên phúc long trọng tổ chức lễ vu ô nhiễm môi trường quÃÆ 宗教五寶 Nằm nghiêng khi ngủ tốt cho não bộ pháp luân công có phải pháp môn cao cấp Về nghe tháng Ba 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 song cham lai sứ mệnh người phật tử đối với dân thang phong tục ăn chay trong ngày tết Hạt quinoa Thực phẩm cần thiết cho noi hoang vu phan sua hanh nhan giau duong chat cho nguoi an chay 05 dua tam ve nha phan 2 món nợ lớn nhất đời người là tình Vị Thánh của trà Việt lên Tiếng rống sư tử 佛教 临终关怀 Tóm phuoc bau hien tien Thể dục sau bữa ăn giúp giảm bệnh tim hòa thượng thích thanh chân 1905 chuyen ve con da dieu thay gi trong cat quà Giải mối oan khiên Bổ sung nhiều vitamin D gây tác tấm gương sáng ngời cho mọi thế hệ Gỏi bí mì sợi chay Tín ngưỡng Dược Sư và ý nghĩa thời ngẫm về cách dùng từ gieo duyên khi nói trÃ Æ y nghia that cua su khong dinh mac va tam giai gieo nhan nao gat qua phật thuyết về công hạnh người xuất Quan hệ anh em thân tộc trong kinh ngÓi thu Ngọn lửa