Chùa Bảo Tạng
Chùa Bảo Tạng

Tuổi thiếu thời ông có vợ không có con, vào khoảng năm 42 tuổi vợ ông mất nên ông có ý định tầm nơi vắng vẻ tu hành. Trước tiên ông với người anh cùng mẹ khác cha là Võ Văn Phi (Ấp Cỏ Xước Xã Lợi An Huyện Trần Văn Thời Tỉnh Cà Mau)
 

Vị sáng lập chùa:

Thế danh: Trần Ngọc Cẩn
Pháp danh: Thích Thiện Phong
Ông Trần Ngọc Cẩn sinh năm 1890. Liểu đạo 20 – 08 – năm Canh Dần (1950). Trụ thế 61 tuổi.

Tuổi thiếu thời ông có vợ không có con, vào khoảng năm 42 tuổi vợ ông mất nên ông có ý định tầm nơi vắng vẻ tu hành. Trước tiên ông với người anh cùng mẹ khác cha là Võ Văn Phi (Người đời hay gọi là Hai Phi, còn ông là Năm Cẩn). Hai ông xuống cửa sông Ông Đốc gặp ông Sự và ông Cận (hai ông này xứ xa đến và là người có tên tuổi ở vùng cửa sông Ông Đốc này. Họ sống bằng nghề "Hạ Bạt"(chài lưới), gặp nhau tâm đầu ý hiệp và tá túc nơi chòi lá của hai vị này, cùng sinh hoạt hàng ngày nhưng chưa dám nói lên ý định đi tu. Ở đây được tám chín hôm, hai ông mới thỏ thẻ với ông Sự và ông Cận, rủ ra hòn Chuối chơi. Hai ông đồng ý đi. Chờ lúc sóng yên gió lặn mới đi ra biển (xuồng chèo), sắm sanh thức ăn uống trong mấy ngày, bốn huynh đệ xuống xuồng chèo thẳng tắp vào hòn Chuối. Đến hòn Chuối tham quan xong hai ông mới nói thật: "Chúng Tôi muốn kiếm chỗ vắng vẻ để lập cốc am tu hành, không ham muốn việc thế tục nữa, chúng tôi không buồn phiền gì hết, cũng không oan trái chi cả, chỉ thấy mình muốn tầm nơi thanh tịnh mà tu hành thôi, hai bạn vui lòng trở về chúng tôi ở lại đây và ngỏ lời thành thật cảm ơn ân nhân đưa đến đây... Tuy chung sống với nhau thời gian rất ngắn nhưng lúc chia tay hai bên nhìn nhau với lòng trìu mến và nghẹn nghĩa ân tình.

Hai ông ở hòn Chuối lập cốc am tu hành trên dưới ba năm. Vào khoảng 1935 hai ông mới kiếm một cây lớn đục móc ruột để làm xuồng bơi từ hòn Chuối về Cái Đôi Vàm (lúc đi bằng xuồng đi biển do ông Cận và ông Sự đưa. Khi về hai ông đi bằng xuồng tự chế). Về đến Cái Đôi Vàm hai ông tá túc tại nhà ông Tư Tỷ (cháu bà con của ông Hai Phi, là chồng sau của bà Tòng Sương. Nhà này ông Từng Khạo cho bà lúc chồng bà còn sống). Thời gian lúc ở nhà ông Tư Tỷ, bà Tịng Sương hỗ trợ cúng dường thức ăn và tiền bạc cho hai vị, vì Bà rất trọng người tu hnh.

Đến năm 1936 hai ông rời Cái Đôi Vàm về Cỏ Xước để cất am tu. Hai ông rất thương nhau và tâm đầu ý hiệp. Ban đầu cất am bằng cột cây cặm, sau này mới kêu thợ mộc cất cột kê. Tu hành ở đây đến 20 – 08 – năm Canh Dần (1950) ông liểu đạo. Trụ thế 61 tuổi (sau khi ông mất các cháu lo tới lui khói hương chùa, kệ kinh bài sám như: Ba Mạnh, Mười Viết, Út Tất, Tám Cái ...).

Đến năm 1972 Đại Đức Thích Nhật Quang về đảm nhiệm và được lấy tên lúc bấy giờ. Chùa này thời bấy giờ các thanh niên xin vào tu khá đông vì ở bên ngồi sợ chiến tranh gây khó dễ. Nay ở xã Lợi An huyện Trần Văn Thời có mấy vị đương chức xuất thân từ chùa. Đại Đức Thích Nhật Quang ở đây một thời gian, có duyên sự nên đi nơi khác. Vị tiếp tục bảo quản chùa là sư cô Thích nữ Diệu Giác, đến khi liễu đạo. Tiếp kế là sư cô Thích nữ Diệu Hạnh, một thời gian sư cô cũng liễu đạo. Nhà chùa xuống cấp trầm trọng, con cháu không đủ khả năng sửa chữa và cũng không có người đứng ra bảo quản, nên quyết định giao cho giáo hội. Đến năm 2006 đã chính thức giao chùa cho Giáo hội Phật giáo tỉnh Cà Mau do ông Nguyễn Văn Hội đại diện cho thân tộc đứng ra ký giấy bàn giao. Giáo hội tạm thời cử Ni Sư Thích Nữ Diệu Chánh (Phó BTS, kim Trưởng ban hoằng pháp, quyền trụ trì chùa lúc bấy giờ). Ni sư Thích Nữ Diệu Chánh giao cho đại đức Thích Trí Huệ vận động trùng tu Tam Bảo và các cơ sở vật chất của chùa.

Đến năm 2008 thầy Thích Trí Huệ vận động Phật tử cất nhà khói cột cây vườn, lợp tôn, vách thiếc. Ni sư Diệu Chánh điều sư cơ Giới xuống cùng ban hộ tự thi công. Sau mấy tháng thi nhà khói và hai cầu vệ sinh hoàn thành, kinh phí do thầy Trí Huệ gởi về và Phật tử địa phương đóng góp. Sư cô Giới trông coi đến tháng 08 – 2008 thì giáo hội gọi về. Thầy Trí Huệ đưa thầy Thích Thiện Pháp (là Ba của thầy Trí Huệ) tiếp tục xuống chùa Bảo Tạng trông coi xây dựng nơi thờ Tam bảo mới, nhà Tăng, hồ nước nhà hậu tổ lợp cất cây lá đơn sơ và lát nền gạch bông cũ. Song song theo đó đã xây xong tháp Tổ nằm trên phần đất thân tộc ngài. Đồng Thời Phật tử đóng góp sang thêm đất kế ranh chùa mở rộng thêm 3500 m2.

Từ tháng 08 – 2008 thầy Thích Thiện Pháp chăm lo cùng với thầy Trí Đức và Trí Thành. Đến ngày 07 tháng 04 năm Tân Mão thầy Thiện Pháp tịch, nhập tháp bên phần đất mới. Tháng 9 năm 2011, Ni Sư Thích Nữ Diệu Chánh bàn giao hoàn toàn việc quản lý chùa cho Thầy Trí Huệ và được Ban Trị Sự Phật Giáo tỉnh Cà Mau ký Bổ Nhiệm trụ trì. Chùa được xây dựng tượng Quan Âm lộ thiên cao từ mặt đất là 8m, phía trước đài Bồ Tát Di Lạc và Phật Thích Ca.

Về Menu

Chùa Bảo Tạng

bình đẳng nam thuc hanh nhan trong doi song Ð Ð³Ñ 小人之交甜如蜜 mie vÃ Æ Kiên kien bÃƒÆ o Vi î ï Một Tam vị thiền sư việt lừng danh thế kỷ 17 妙蓮老和尚 họa biet va khong biet viết xin que dau nam Nhiều chua chan tien vạn vật vô thường mất Lửa tháng giêng là tháng ăn chay cấu hiếu kien nhan lui mot buoc de thay doi an vui テ happy book hạnh phúc mỗi ngày khái ý nghĩa phật đản 7 công dụng tuyệt vời của tỏi Linh le tuong niem lan thu 19 co ni truong thich nu Cáo lÃÅ lời dạy sau cùng của đức phật trước omega Sinh tố dưa hấu dâu tây walk huong doi bÃÆo Nguyện chÃƒÆ nh hanh trinh sieu y niem