Chùa Bồ Đề còn có tên gọi là Thiên Sơn tự Chùa toạ lạc tại thôn Phú Yên, xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm, cách bờ Bắc cầu Chương Dương khoảng 500m về hướng Nam, nay thuộc quận Long Biên, thành phố Hà Nội Đây là một ngôi chùa nữ và cũng là mái ấm tình thương đùm
Chùa Bồ Đề

Chùa Bồ Đề còn có tên gọi là Thiên Sơn tự. Chùa toạ lạc tại thôn Phú Yên, xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm, cách bờ Bắc cầu Chương Dương khoảng 500m về hướng Nam, nay thuộc quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Đây là một ngôi chùa nữ và cũng là mái ấm tình thương đùm bọc, cưu mang trẻ mồ côi.
Tương truyền chùa được xây trên đất dinh Bồ Đề của Lê Lợi khi vua bao vây thành Đông Quan năm 1472. Các tài liệu lịch sử còn ghi lại là: "Vua làm lầu nhiều tầng ở dinh Bồ Đề trên bờ sông Lô, cao bằng tháp Báo Thiên, hàng ngày ngự trên lầu quan sát vào trong thành xem giặc làm gì". Dinh được gọi tên là dinh Bồ Đề vì lúc ấy trong khuôn viên có hai cây bồ đề to. Tấm bia cổ dựng năm Hoằng Định thứ 15 (1614) đời Lê Kính Tông có chép lại việc dựng lại chùa và ghi rõ "Đại công đức Bồ Đề" của vua Lê Thái Tổ.

Thế nhưng, cũng có nhiếu ý kiến cho rằng chùa được xây từ cuối đời nhà Trần, trên một gò đất cao gọi là Núi Trời (nên còn có tên gọi là Thiên Sơn). Sau này, do bị chiến tranh tàn phá nên năm 1614, chùa được trùng tu tôn tạo trên nền chùa cũ và công đức khắc in vào hai quyển Pháp Hoa kinh để lưu hành. Đến giữa thế kỉ XVIII, chùa lại tiếp tục bị chiến tranh huỷ hoại.

Năm Giáp Tuất đời Tự Đức 27 (1874), đại sư Thích Nguyên Biểu, tự hiệu Nhất Thiết đại sư (1835 - 1906) đến trụ trì và ngài đã trùng tu, tôn tạo trên nền chùa cũ gồm thượng điện rộng 5 gian, cho thỉnh thêm tượng Phật mới, chùa Hộ, nhà Thiêu hương, nhà Pháp bảo và cửa Tam quan.

Đầu thế kỉ XX, chùa Bồ Đề trở thành trung tâm đào tạo tăng ni của thành phố Hà Nội, trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Hoà thượng Thích Trí Hải đảm trách. Năm 1946, Pháp trở lại gây chiến, trung tâm đã dời đi nơi khác.

Năm 1951, thành phố bị lũ lụt lớn, chùa bị sạt lở, chỉ còn lại toà thượng điện. Năm 1971, chùa một lần nữa được trùng tu như kê kích lại toàn bộ thượng điện và xây dựng lại hậu cung phía sau, nâng cao nền chùa. Năm 1986, chùa được trùng tu nhà Tổ, hậu liêu, nhà khách, nhà Tăng, nhà bếp cũng như khu vực nhà ở của hơn 50 cô nhi đang được nuôi dạy tại chùa. Năm 1999, chùa tiếp tục xây lầu bát giác và tôn trí tượng Bồ Tát Quan Thế Âm cao 3,2m.

Hiện nay, chùa là mái ấm tình thương dành cho các em bé mồ côi, cơ nhỡ, đồng thời cũng là điểm tham quan thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước

 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHÙA BỒ ĐỀ   (Chùa đang trong giai đoạn xây dựng nên hình ảnh các bạn thấy ở ban quản trị về cách sắp xếp tượng có phần hơi khác.)
 







 


Về Menu

chùa bồ đề chua bo de tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

簡単便利 戒名授与 水戸 tượng phật từ tờ di chúc của người ส วรรณสามชาดก Ăn chay nên ăn đa dạng các loại chất ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう お仏壇 お供え 皈依是什么意思 hàng ngũ phật tử thường được chia là 文殊 雷坤卦 りんの音色 色登寺供养 随喜 イス坐禅のすすめ 佛教書籍 五戒十善 別五時 是針 浄土宗 2006 市町村別寺院数順位 さいたま市 氷川神社 七五三 每年四月初八 Thừa Thiên Huế Lung linh đêm hội hoa 천태종 대구동대사 도산스님 放下凡夫心 故事 thêm bạn để khỏe mạnh vui vẻ hơn truyen 荐拔功德殊胜行 Tứ 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 Nên 霊園 横浜 Vài nét về sơ tổ sáng lập dòng cổ Phơi nắng sẽ giảm nguy cơ béo phì và 築地本願寺 盆踊り Lý Thái Tổ và chiến lược xây dựng Giải mã việc phụ nữ cao nên ăn nhiều ประสบแต ความด 川井霊園 供灯的功德 Doanh nhân làm nhà sư một tuần 飞来寺 Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần 佛教算中国传统文化吗 hòa quán Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần おりん 木魚のお取り寄せ 11 loi khuyen tam huyet giup nguoi sap chet giÃ Æ phat