Chùa Bồ Đề còn có tên gọi là Thiên Sơn tự Chùa toạ lạc tại thôn Phú Yên, xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm, cách bờ Bắc cầu Chương Dương khoảng 500m về hướng Nam, nay thuộc quận Long Biên, thành phố Hà Nội Đây là một ngôi chùa nữ và cũng là mái ấm tình thương đùm
Chùa Bồ Đề

Chùa Bồ Đề còn có tên gọi là Thiên Sơn tự. Chùa toạ lạc tại thôn Phú Yên, xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm, cách bờ Bắc cầu Chương Dương khoảng 500m về hướng Nam, nay thuộc quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Đây là một ngôi chùa nữ và cũng là mái ấm tình thương đùm bọc, cưu mang trẻ mồ côi.
Tương truyền chùa được xây trên đất dinh Bồ Đề của Lê Lợi khi vua bao vây thành Đông Quan năm 1472. Các tài liệu lịch sử còn ghi lại là: "Vua làm lầu nhiều tầng ở dinh Bồ Đề trên bờ sông Lô, cao bằng tháp Báo Thiên, hàng ngày ngự trên lầu quan sát vào trong thành xem giặc làm gì". Dinh được gọi tên là dinh Bồ Đề vì lúc ấy trong khuôn viên có hai cây bồ đề to. Tấm bia cổ dựng năm Hoằng Định thứ 15 (1614) đời Lê Kính Tông có chép lại việc dựng lại chùa và ghi rõ "Đại công đức Bồ Đề" của vua Lê Thái Tổ.

Thế nhưng, cũng có nhiếu ý kiến cho rằng chùa được xây từ cuối đời nhà Trần, trên một gò đất cao gọi là Núi Trời (nên còn có tên gọi là Thiên Sơn). Sau này, do bị chiến tranh tàn phá nên năm 1614, chùa được trùng tu tôn tạo trên nền chùa cũ và công đức khắc in vào hai quyển Pháp Hoa kinh để lưu hành. Đến giữa thế kỉ XVIII, chùa lại tiếp tục bị chiến tranh huỷ hoại.

Năm Giáp Tuất đời Tự Đức 27 (1874), đại sư Thích Nguyên Biểu, tự hiệu Nhất Thiết đại sư (1835 - 1906) đến trụ trì và ngài đã trùng tu, tôn tạo trên nền chùa cũ gồm thượng điện rộng 5 gian, cho thỉnh thêm tượng Phật mới, chùa Hộ, nhà Thiêu hương, nhà Pháp bảo và cửa Tam quan.

Đầu thế kỉ XX, chùa Bồ Đề trở thành trung tâm đào tạo tăng ni của thành phố Hà Nội, trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Hoà thượng Thích Trí Hải đảm trách. Năm 1946, Pháp trở lại gây chiến, trung tâm đã dời đi nơi khác.

Năm 1951, thành phố bị lũ lụt lớn, chùa bị sạt lở, chỉ còn lại toà thượng điện. Năm 1971, chùa một lần nữa được trùng tu như kê kích lại toàn bộ thượng điện và xây dựng lại hậu cung phía sau, nâng cao nền chùa. Năm 1986, chùa được trùng tu nhà Tổ, hậu liêu, nhà khách, nhà Tăng, nhà bếp cũng như khu vực nhà ở của hơn 50 cô nhi đang được nuôi dạy tại chùa. Năm 1999, chùa tiếp tục xây lầu bát giác và tôn trí tượng Bồ Tát Quan Thế Âm cao 3,2m.

Hiện nay, chùa là mái ấm tình thương dành cho các em bé mồ côi, cơ nhỡ, đồng thời cũng là điểm tham quan thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước

 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHÙA BỒ ĐỀ   (Chùa đang trong giai đoạn xây dựng nên hình ảnh các bạn thấy ở ban quản trị về cách sắp xếp tượng có phần hơi khác.)
 







 


Về Menu

chùa bồ đề chua bo de tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

có nên xem bói hay không 藏传佛教 双修真相 Leo vách núi và thái cực quyền Kiên Giang Húy kỵ lần thứ 5 cố Hòa 32 hoang nhan 602675 t l đa rahulata 5 hiểu sai về cảm suoi 度母观音 功能 使用方法 佛教書籍 å¾ chè khoai môn bí Ï HÃƒÆ y Tiếng chim mầu nhiệm mat tong 천태종 대구동대사 도산스님 å Thuốc Tây Tạng có thể trị lành ý nghĩa của nghi lễ Luyện thở giảm stress 浄土宗 2006 อร นซาส นธ làm thức uống bổ dưỡng từ đậu Người xưa tuổi cũ Tản mạn về mứt gừng ngày Tết ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう Bắc Ninh Lễ giỗ Quốc sư Vạn Hạnh 陧盤 Ngôi trường ký ức tôi ông gút gÓ le phat va cung phat nhu the nao cho vài điều suy ngẫm trong ngày tôn sư CÃƒÆ chua 佛教教學 川井霊園 Món chay lạ qua chế biến 饿鬼 描写 phÃƒÆ t Chất phụ gia gây tăng cân và có hại cho hải Mứt lạc trong ký ức tuổi thơ chùa làng tôi thả Tiểu đường trong thai kỳ có thể sinh 佛教算中国传统文化吗 khai niem can ban cua dao phat giao ly duyen Làm gì để giảm biểu hiện của Bông hồng cho tình mẫu tử Vu lan không mẹ Ăn chay không ảnh hưởng đến hiến 簡単便利 戒名授与 水戸 อธ ษฐานบารม