Chùa Bồ Đề còn có tên gọi là Thiên Sơn tự Chùa toạ lạc tại thôn Phú Yên, xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm, cách bờ Bắc cầu Chương Dương khoảng 500m về hướng Nam, nay thuộc quận Long Biên, thành phố Hà Nội Đây là một ngôi chùa nữ và cũng là mái ấm tình thương đùm
Chùa Bồ Đề

Chùa Bồ Đề còn có tên gọi là Thiên Sơn tự. Chùa toạ lạc tại thôn Phú Yên, xã Bồ Đề, huyện Gia Lâm, cách bờ Bắc cầu Chương Dương khoảng 500m về hướng Nam, nay thuộc quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Đây là một ngôi chùa nữ và cũng là mái ấm tình thương đùm bọc, cưu mang trẻ mồ côi.
Tương truyền chùa được xây trên đất dinh Bồ Đề của Lê Lợi khi vua bao vây thành Đông Quan năm 1472. Các tài liệu lịch sử còn ghi lại là: "Vua làm lầu nhiều tầng ở dinh Bồ Đề trên bờ sông Lô, cao bằng tháp Báo Thiên, hàng ngày ngự trên lầu quan sát vào trong thành xem giặc làm gì". Dinh được gọi tên là dinh Bồ Đề vì lúc ấy trong khuôn viên có hai cây bồ đề to. Tấm bia cổ dựng năm Hoằng Định thứ 15 (1614) đời Lê Kính Tông có chép lại việc dựng lại chùa và ghi rõ "Đại công đức Bồ Đề" của vua Lê Thái Tổ.

Thế nhưng, cũng có nhiếu ý kiến cho rằng chùa được xây từ cuối đời nhà Trần, trên một gò đất cao gọi là Núi Trời (nên còn có tên gọi là Thiên Sơn). Sau này, do bị chiến tranh tàn phá nên năm 1614, chùa được trùng tu tôn tạo trên nền chùa cũ và công đức khắc in vào hai quyển Pháp Hoa kinh để lưu hành. Đến giữa thế kỉ XVIII, chùa lại tiếp tục bị chiến tranh huỷ hoại.

Năm Giáp Tuất đời Tự Đức 27 (1874), đại sư Thích Nguyên Biểu, tự hiệu Nhất Thiết đại sư (1835 - 1906) đến trụ trì và ngài đã trùng tu, tôn tạo trên nền chùa cũ gồm thượng điện rộng 5 gian, cho thỉnh thêm tượng Phật mới, chùa Hộ, nhà Thiêu hương, nhà Pháp bảo và cửa Tam quan.

Đầu thế kỉ XX, chùa Bồ Đề trở thành trung tâm đào tạo tăng ni của thành phố Hà Nội, trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Hoà thượng Thích Trí Hải đảm trách. Năm 1946, Pháp trở lại gây chiến, trung tâm đã dời đi nơi khác.

Năm 1951, thành phố bị lũ lụt lớn, chùa bị sạt lở, chỉ còn lại toà thượng điện. Năm 1971, chùa một lần nữa được trùng tu như kê kích lại toàn bộ thượng điện và xây dựng lại hậu cung phía sau, nâng cao nền chùa. Năm 1986, chùa được trùng tu nhà Tổ, hậu liêu, nhà khách, nhà Tăng, nhà bếp cũng như khu vực nhà ở của hơn 50 cô nhi đang được nuôi dạy tại chùa. Năm 1999, chùa tiếp tục xây lầu bát giác và tôn trí tượng Bồ Tát Quan Thế Âm cao 3,2m.

Hiện nay, chùa là mái ấm tình thương dành cho các em bé mồ côi, cơ nhỡ, đồng thời cũng là điểm tham quan thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước

 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHÙA BỒ ĐỀ   (Chùa đang trong giai đoạn xây dựng nên hình ảnh các bạn thấy ở ban quản trị về cách sắp xếp tượng có phần hơi khác.)
 







 


Về Menu

chùa bồ đề chua bo de tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

皈依是什么意思 ç ƒæŒ ä¾ ä½ ト妥 å 色登寺供养 随喜 Giải Các món chay ngày Tết 什么是佛度正缘 曹洞宗総合研究センター thực hành tâm từ bi là việc cần làm ประสบแต ความด Làm gì để xương chắc khỏe 供灯的功德 佛经讲 男女欲望 Cẩn thận với các thực phẩm chứa Đồng Nai Hàng ngàn người dự lễ c 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 墓地の販売と購入の注意点 陈光别居士 鎌倉市 霊園 Mâm 净土五经是哪五经 Người thầy vỡ lòng đức phật và sự đóng góp của ngài cho vị pháp chủ đầu tiên của giáo hội Tâm chuyển thì cảnh chuyển R 梁皇忏法事 Tập thể hình mang lại những lợi ích 佛教算中国传统文化吗 Các thực phẩm chay đánh bật mùi Cao Huy Hóa kể chuyện Đất lành Một số loại trái cây không tốt như อธ ษฐานบารม いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 biết chết và biết sống Các sản phẩm bơ sữa có làm tăng nguy Tiểu sử HT Thích Huệ Hà lễ húy kỵ tổ sư khai sơn thiên thai lễ Trẻ tinh khôn lớn lên sẽ ăn 元代 僧人 功德碑 Lễ tưởng niệm Tổ sư khai sơn chùa 持咒方法 đạo phật từ triết lý nhân sinh cua nương theo hạnh nghuyện của ngài tổ sư Ngày Tết nói chuyên ăn chay Các loại thực phẩm có lợi và hại cho làm thơ Rau câu khoai tía giải nhiệt trưa nắng tát long