Chùa Bồng Lai thuộc thôn Hà Thạch, xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ còn có tên gọi Chùa Hà Thạch Tên chữ
Chùa Bồng Lai

Chùa Bồng Lai thuộc thôn Hà Thạch, xã Hà Thạch, thị xã Phú Thọ còn có tên gọi: Chùa Hà Thạch. Tên chữ: “Bồng Lai tự” có từ khi mới khởi dựng
Chùa Bồng Lai được xây dựng trên một quả đồi có hình dáng một con voi. Từ đây có thể nhìn bao quát bốn phía. Chùa Bồng Lai quay hướng Tây Nam nhìn ra sông Hồng. Đến gần chùa Bồng Lai, ngay từ đê sông Hồng ta có thể chiêm ngưỡng một hòn đảo "Bồng Lai tiên cảnh" giữa đồng lúa xanh, gần đó là nhà thờ và những nếp nhà cổ kính thấp thoáng sau những đám lá cây cổ thụ, bồng bềnh ẩn hiện giữa nền trời xanh biếc. Chùa có kiến trúc đẹp, ở giữa quả đồi đẹp cao nhất khu vực, như một dấu nối giữa trời và đất, giữa âm và dương. Từ đê bước tới chùa, ta phải leo một con dốc dài mới tới cửa Phật. Một không khí mát mẻ, êm dịu của hương hoa đại, của tán lá cổ thụ tạo nên cảm giác khoan khoái và lắng đọng.

Truyền thuyết dân gian cho rằng chùa Bồng Lai được làm vào đời Trần. Di duệ của lần khởi dựng đó còn một bộ đất nung mang dấu ấn của thời ấy. Tấm bia đá có niên đại Chính Hòa thất thiên (1686) cho biết lần trùng tu lớn này với các công việc chính là làm tòa tiền đường, thiên hương, thiên điện, tạo tượng Thích Ca và các tòa khác.

Di tích "Bồng Lai thiên tạo" được lưu truyền trong nhân dân Hà Thạch gắn liền với tên tuổi của ông Đỗ Nguyên Cảnh, người có công giúp dân dựng chùa. Ông Đỗ Nguyên Cảnh, một vị tướng của Trịnh Doanh, là người Hà Thạch thấy sự rắc rối của làng bèn đem quân về đóng ở Xuân Lũng ông cho gọi các thợ cả đến bàn bạc rồi đêm đến mới điều quân về làng tựu xà xếp cột dựng chùa, chọn hướng Thao Giang (nhìn ra sông Hồng) để tránh việc làng tranh cãi. Ông ra lệnh mỗi đầu xà, đầu cột đều phải đệm vải tấm để việc dựng được nhanh chóng và bí mật. Vì vậy chỉ qua một đêm. Sáng ra dân làng bỗng thấy một ngôi chùa đồ sộ như có phép thần thông biến hóa. Từ đó chùa rất được sự ái mộ của tăng ni phật tử và dân trong vùng, họ đều cho rằng chùa do trời dựng, do vậy chùa được gọi là "Bồng Lai thiên tạo".

Hiện dòng họ nhà Đỗ Nguyên Cảnh con cháu còn giữ được một đại sắc phong cho ông là "Đại nguyên soái", sắc có niên đại 1741. Theo văn bia, chùa Bồng Lai thời Lê có kiến trúc kiểu nội công ngoại quốc, gồm 36 gian, tượng trưng cho 36 chòm xóm làng Hà Thạch. Trải qua những biến cố của lịch sử xã hội, chùa Bồng Lai đồ sộ bị mai một dần. Đến nay mặt bằng kiến trúc của chùa được bố cục như sau: Ngoài chùa là cổng tam quan làm lại (tam quan cũ bị phá năm 1953) từ cổng theo một lối đi thẳng tắp đến sân chùa lát gạch đỏ rộng 200m2, bên tả sân là ngôi nhà 3 gian mới xây, bên hữu dựng hàng bia đá. Kiến trúc chính của chùa gồm 2 tòa hình chữ đinh, được xây dựng trên nền đất cao nhất.
 

Về Menu

chùa bồng lai chua bong lai tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

陈光别居士 鎌倉市 霊園 Mâm 净土五经是哪五经 Người thầy vỡ lòng đức phật và sự đóng góp của ngài cho vị pháp chủ đầu tiên của giáo hội Tâm chuyển thì cảnh chuyển R 梁皇忏法事 Tập thể hình mang lại những lợi ích 佛教算中国传统文化吗 Các thực phẩm chay đánh bật mùi Cao Huy Hóa kể chuyện Đất lành Một số loại trái cây không tốt như อธ ษฐานบารม いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 biết chết và biết sống Các sản phẩm bơ sữa có làm tăng nguy Tiểu sử HT Thích Huệ Hà lễ húy kỵ tổ sư khai sơn thiên thai lễ Trẻ tinh khôn lớn lên sẽ ăn 元代 僧人 功德碑 Lễ tưởng niệm Tổ sư khai sơn chùa 持咒方法 đạo phật từ triết lý nhân sinh cua nương theo hạnh nghuyện của ngài tổ sư Ngày Tết nói chuyên ăn chay Các loại thực phẩm có lợi và hại cho làm thơ Rau câu khoai tía giải nhiệt trưa nắng tát long d Chanh một loại thuốc quý tìm hiểu về hai sự kiện người hóa 浄土宗 2006 必使淫心身心具断 経å 二哥丰功效 おりん 木魚のお取り寄せ 般若心経 読み方 区切り さいたま市 氷川神社 七五三 vu lan nghi ve me mua dong yeu thuong Hoài niệm Hòa Thượng Thích Trí Thủ 七五三 大阪 hôn Hà thủ ô Thật giả lẫn lộn 8 loại thực phẩm giúp bổ sung sắt cho Ăn chay đúng cách vẫn đủ mọi chất ก จกรรมทอดกฐ น