Chùa Cầu Đông còn có tên là chùa Đông Môn, xưa thuộc tổng Hậu Túc, huyện Thọ Xương Tương truyền, chùa được dựng vào đời nhà Lý 1010 1225
Chùa Cầu Đông

Chùa Cầu Đông còn có tên là chùa Đông Môn, xưa thuộc tổng Hậu Túc, huyện Thọ Xương. Tương truyền, chùa được dựng vào đời nhà Lý (1010-1225) Cổng tam quan chùa Cầu Đông
 
Chùa Cầu Đông còn có tên là chùa Đông Môn, xưa thuộc tổng Hậu Túc, huyện Thọ Xương. Tương truyền, chùa được dựng vào đời nhà Lý (1010-1225) và trải qua nhiều lần trùng tu. Ngày xưa, ở đây có "Cầu Đông" - chiếc cầu đá bắc qua sông Tô Lịch và "Cửa Đông" - cửa tường thành phía Đông của Hoàng thành Thăng Long nên người xưa đặt tên cho chùa là Cầu Đông để dễ dàng phân biệt với các ngôi chùa khác. Hiện chùa còn lưu giữ được nhiều tấm bia cổ, trong đó, bia dựng năm Vĩnh Tộ thứ 6 (1624) có ghi lại nhiều việc chính như mua thêm đất, mở rộng khuôn viên và mở mang chùa.


Gian chính điện chùa Cầu Đông.


So với những ngôi chùa cổ khác ở Hà Nội, chùa Cầu Đông được biết đến là ngôi chùa còn lưu giữ được 60 pho tượng Phật cổ có giá trị. Cổ vật quan trọng nhất của chùa là ba pho tượng Tam Thế, thể hiện ở ba thời: quá khứ, hiện tại và tương lai. Cả ba pho đều được tạo tác vào nửa đầu thế kỷ XVIII. Đây là ba pho tượng đẹp, quý hiếm, đạt giá trị nghệ thuật cao, được thể hiện các nét trang trí như vòng đeo cổ, khuôn mặt nữ, mang đầy đủ quy chuẩn của tượng Phật thế kỷ XVII - XVIII ở Việt Nam. Trong thập điện còn có pho tượng Tuyết Sơn được điêu khắc đẹp, tinh tế. Đây là một pho tượng quý hiếm trong nghệ thuật tạo tác của người Việt.

Chùa Cầu Đông còn có một ban thờnbsp;và tượng Thái sư Trần Thủ Độnbsp;cùng vợ ông là bà Trần Thị Dung. Trần Thủ Độ vốn là nhà chính trị xuất sắc, có công sáng lập và củng cố vương triều Trần.nbsp;Năm 1258, khi quân Nguyên Mông xâm lược nước Đại Việt lần thứ nhất, mặc dù đã ngoài 60 nhưng ông vẫn khảng khái trả lời vua Trần Thái Tông: "Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!". Chỉ 10 ngày sau đó, quân dân nhà Trần phản công đã đánh tan giặc Mông Cổ. Cũng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất ấy, bà Trần Thị Dung đã có công chỉ huy hoàng tộc rút khỏi kinh thành Thăng Long, sau đó lại lo thu nhặt sắt thép, động viên các hiệp thợ ngày đêm rèn đúc vũ khí cung cấp cho quân Trần. Lương thực, thực phẩm để quân đội ăn no đánh giặc cũng do bà lo liệu. Với công lao to lớn đó, vua Trần đã sắc phong cho bà là Linh Từ Quốc Mẫu.

Từ sự cảm kích trước công lao, sự nghiệp của Thái sư Trần Thủ Độ và bà Trần Thị Dung, người dân quanh chùa đã cho dựng tượng ông bà và thờ phụng trong chùa. Điều này đã làm nên nét đặc sắc của một ngôi chùa cổ giữa lòng Thăng Long - Hà Nội.

Về Menu

chùa cầu đông chua cau dong tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Điều kiện kinh tế tác động đến sức Đừng trách mùa đông ประสบแต ความด xin hãy bước ra khỏi vòng tròn tẻ nhạt vẠđức phật hiện thân của hòa bình อธ ษฐานบารม vinh คนเก ยจคร าน Tha thứ chìa khóa giúp sống khỏe Bánh chuối hấp cho những ngày hè Ăn chay khoa học đạt sức khỏe vàng Tin 五戒十善 Tháng Bảy mùa chay Những cung bậc 五観の偈 曹洞宗 川井霊園 천태종 대구동대사 도산스님 ไๆาา แากกา 七五三 大阪 墓 購入 迴向 意思 Ăn nhiều đậu nành có tốt cho sức qua roi mat Cái giá của người xa quê 蒋川鸣孔盈 オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ phải làm gì khi cảm thấy cô đơn và 元代 僧人 功德碑 vac le nang treo nui cao len chua thieng vi sao äºŒä ƒæ cáºi phương pháp thuyết giảng và kỹ năng イス坐禅のすすめ 一日善缘 佛教算中国传统文化吗 อธ ษฐานบารม Thay đổi lối sống làm giảm lão hóa 己が身にひき比べて 佛教蓮花 ส วรรณสามชาดก Quan niệm Phật giáo về chính quyền 飞来寺 香炉とお香 Thuốc lá điện tử cũng gây hại tim mai thọ truyền 饿鬼 描写 鎌倉市 霊園 お仏壇 お供え TT Huế Trang nghiêm lễ Đại tường ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう