Chùa Cầu Đông còn có tên là chùa Đông Môn, xưa thuộc tổng Hậu Túc, huyện Thọ Xương Tương truyền, chùa được dựng vào đời nhà Lý 1010 1225
Chùa Cầu Đông

Chùa Cầu Đông còn có tên là chùa Đông Môn, xưa thuộc tổng Hậu Túc, huyện Thọ Xương. Tương truyền, chùa được dựng vào đời nhà Lý (1010-1225) Cổng tam quan chùa Cầu Đông
 
Chùa Cầu Đông còn có tên là chùa Đông Môn, xưa thuộc tổng Hậu Túc, huyện Thọ Xương. Tương truyền, chùa được dựng vào đời nhà Lý (1010-1225) và trải qua nhiều lần trùng tu. Ngày xưa, ở đây có "Cầu Đông" - chiếc cầu đá bắc qua sông Tô Lịch và "Cửa Đông" - cửa tường thành phía Đông của Hoàng thành Thăng Long nên người xưa đặt tên cho chùa là Cầu Đông để dễ dàng phân biệt với các ngôi chùa khác. Hiện chùa còn lưu giữ được nhiều tấm bia cổ, trong đó, bia dựng năm Vĩnh Tộ thứ 6 (1624) có ghi lại nhiều việc chính như mua thêm đất, mở rộng khuôn viên và mở mang chùa.


Gian chính điện chùa Cầu Đông.


So với những ngôi chùa cổ khác ở Hà Nội, chùa Cầu Đông được biết đến là ngôi chùa còn lưu giữ được 60 pho tượng Phật cổ có giá trị. Cổ vật quan trọng nhất của chùa là ba pho tượng Tam Thế, thể hiện ở ba thời: quá khứ, hiện tại và tương lai. Cả ba pho đều được tạo tác vào nửa đầu thế kỷ XVIII. Đây là ba pho tượng đẹp, quý hiếm, đạt giá trị nghệ thuật cao, được thể hiện các nét trang trí như vòng đeo cổ, khuôn mặt nữ, mang đầy đủ quy chuẩn của tượng Phật thế kỷ XVII - XVIII ở Việt Nam. Trong thập điện còn có pho tượng Tuyết Sơn được điêu khắc đẹp, tinh tế. Đây là một pho tượng quý hiếm trong nghệ thuật tạo tác của người Việt.

Chùa Cầu Đông còn có một ban thờnbsp;và tượng Thái sư Trần Thủ Độnbsp;cùng vợ ông là bà Trần Thị Dung. Trần Thủ Độ vốn là nhà chính trị xuất sắc, có công sáng lập và củng cố vương triều Trần.nbsp;Năm 1258, khi quân Nguyên Mông xâm lược nước Đại Việt lần thứ nhất, mặc dù đã ngoài 60 nhưng ông vẫn khảng khái trả lời vua Trần Thái Tông: "Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!". Chỉ 10 ngày sau đó, quân dân nhà Trần phản công đã đánh tan giặc Mông Cổ. Cũng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất ấy, bà Trần Thị Dung đã có công chỉ huy hoàng tộc rút khỏi kinh thành Thăng Long, sau đó lại lo thu nhặt sắt thép, động viên các hiệp thợ ngày đêm rèn đúc vũ khí cung cấp cho quân Trần. Lương thực, thực phẩm để quân đội ăn no đánh giặc cũng do bà lo liệu. Với công lao to lớn đó, vua Trần đã sắc phong cho bà là Linh Từ Quốc Mẫu.

Từ sự cảm kích trước công lao, sự nghiệp của Thái sư Trần Thủ Độ và bà Trần Thị Dung, người dân quanh chùa đã cho dựng tượng ông bà và thờ phụng trong chùa. Điều này đã làm nên nét đặc sắc của một ngôi chùa cổ giữa lòng Thăng Long - Hà Nội.

Về Menu

chùa cầu đông chua cau dong tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Những cơn đau không nên bỏ qua 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 Dục Gỏi dưa leo Hoa 腳底筋膜炎治療 Uống trà như thế nào thì tốt Ly chè đậu ngự dâng cúng Phật ï¾ ï½ 若我說天地 NhÃÆ อ มพชาดก 崔红元 tín Ao thời pháp thuyết giảng cho một cụ già và Tứ ï¾ï½½ có nên sử dụng tranh tượng phật di Ä Æ 聖道門 浄土門 quán từ bi cho 15 tien trinh chet Lá thư Xuân อธ ษฐานบารม 香炉とお香 Gi สต 文殊 陈光别居士 học hạnh bồ tát phát nguyện đốt 梁皇忏法事 お仏壇 お供え 曹洞宗総合研究センター go cua vo thuong อธ ษฐานบารม Những điều cần biết về bệnh 築地本願寺 盆踊り tin khong du nhien lieu va tuoi tho de di den trai dat 墓 購入 元代 僧人 功德碑 å ba đời l½ cả ประสบแต ความด ก จกรรมทอดกฐ น