Chùa Cầu Đông còn có tên là chùa Đông Môn, xưa thuộc tổng Hậu Túc, huyện Thọ Xương Tương truyền, chùa được dựng vào đời nhà Lý 1010 1225
Chùa Cầu Đông

Chùa Cầu Đông còn có tên là chùa Đông Môn, xưa thuộc tổng Hậu Túc, huyện Thọ Xương. Tương truyền, chùa được dựng vào đời nhà Lý (1010-1225) Cổng tam quan chùa Cầu Đông
 
Chùa Cầu Đông còn có tên là chùa Đông Môn, xưa thuộc tổng Hậu Túc, huyện Thọ Xương. Tương truyền, chùa được dựng vào đời nhà Lý (1010-1225) và trải qua nhiều lần trùng tu. Ngày xưa, ở đây có "Cầu Đông" - chiếc cầu đá bắc qua sông Tô Lịch và "Cửa Đông" - cửa tường thành phía Đông của Hoàng thành Thăng Long nên người xưa đặt tên cho chùa là Cầu Đông để dễ dàng phân biệt với các ngôi chùa khác. Hiện chùa còn lưu giữ được nhiều tấm bia cổ, trong đó, bia dựng năm Vĩnh Tộ thứ 6 (1624) có ghi lại nhiều việc chính như mua thêm đất, mở rộng khuôn viên và mở mang chùa.


Gian chính điện chùa Cầu Đông.


So với những ngôi chùa cổ khác ở Hà Nội, chùa Cầu Đông được biết đến là ngôi chùa còn lưu giữ được 60 pho tượng Phật cổ có giá trị. Cổ vật quan trọng nhất của chùa là ba pho tượng Tam Thế, thể hiện ở ba thời: quá khứ, hiện tại và tương lai. Cả ba pho đều được tạo tác vào nửa đầu thế kỷ XVIII. Đây là ba pho tượng đẹp, quý hiếm, đạt giá trị nghệ thuật cao, được thể hiện các nét trang trí như vòng đeo cổ, khuôn mặt nữ, mang đầy đủ quy chuẩn của tượng Phật thế kỷ XVII - XVIII ở Việt Nam. Trong thập điện còn có pho tượng Tuyết Sơn được điêu khắc đẹp, tinh tế. Đây là một pho tượng quý hiếm trong nghệ thuật tạo tác của người Việt.

Chùa Cầu Đông còn có một ban thờnbsp;và tượng Thái sư Trần Thủ Độnbsp;cùng vợ ông là bà Trần Thị Dung. Trần Thủ Độ vốn là nhà chính trị xuất sắc, có công sáng lập và củng cố vương triều Trần.nbsp;Năm 1258, khi quân Nguyên Mông xâm lược nước Đại Việt lần thứ nhất, mặc dù đã ngoài 60 nhưng ông vẫn khảng khái trả lời vua Trần Thái Tông: "Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!". Chỉ 10 ngày sau đó, quân dân nhà Trần phản công đã đánh tan giặc Mông Cổ. Cũng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất ấy, bà Trần Thị Dung đã có công chỉ huy hoàng tộc rút khỏi kinh thành Thăng Long, sau đó lại lo thu nhặt sắt thép, động viên các hiệp thợ ngày đêm rèn đúc vũ khí cung cấp cho quân Trần. Lương thực, thực phẩm để quân đội ăn no đánh giặc cũng do bà lo liệu. Với công lao to lớn đó, vua Trần đã sắc phong cho bà là Linh Từ Quốc Mẫu.

Từ sự cảm kích trước công lao, sự nghiệp của Thái sư Trần Thủ Độ và bà Trần Thị Dung, người dân quanh chùa đã cho dựng tượng ông bà và thờ phụng trong chùa. Điều này đã làm nên nét đặc sắc của một ngôi chùa cổ giữa lòng Thăng Long - Hà Nội.

Về Menu

chùa cầu đông chua cau dong tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

お仏壇 お手入れ Æ Æ ng tín trí quang 6 công dụng tuyệt vời của quả chuối 有人願意加日我ㄧ起去 Có 大法寺 愛知県 Duong 涅槃御和讃 止念清明 轉念花開 金剛經 Quáº ç¾ 蹇卦详解 loai tru nhung thoi hu tat xau 同朋会運動 北海道 評論家 duong Quan niệm Phật giáo về thiên đường Tim mạch càng tốt nguy cơ giảm trí บวช 寺庙里红色的沙 thien phat giao 赞观音文 西南卦 魔在佛教 Thiền 三乘總要悟無為 đèn Các công đức xây Cà y 建菩提塔的意义与功德 白骨观全文 四重恩是哪四重 chương iii トO 四正勤 抢罡 轉識為智 崔红元 Phát 山風蠱 高島 thoi khac ma ta cam thay minh can phai song cham 念心經可以在房間嗎 chuong 사념처 Tìm 自悟得度先度人 gieo trồng hạnh phúc 一仏両祖 読み方