Cầu Nhật Bản hay chùa Cầu là địa danh bắc ngang con lạch chảy ra sông Thu Bồn giáp ranh giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú, thị xã Hội
Chùa Cầu Nhật Bản

Cầu Nhật Bản hay chùa Cầu là địa danh bắc ngang con lạch chảy ra sông Thu Bồn giáp ranh giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú, thị xã Hội...
Chùa Cầu - tên gọi chung cho tổ hợp kiến trúc gồm ngôi chùa nhỏ gắn kết vào sườn phía Bắc cây cầu cổ trong khu đô thị cổ Hội An (nay là thành phố Hội An), thuộc tỉnh Quảng Nam. Cùng với Cầu Ngói Phát Diệm (Ninh Bình), Cầu Ngói Thanh Toàn (Thừa Thiên-Huế), Chùa Cầu Hội An là một trong 3 cây cầu lợp ngói ở Việt Nam, được nhiều du khách biết đến.

Chiếc cầu dài 18 m với bảy gian bằng gỗ, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Hoài (một nhánh sông Thu Bồn) nối giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú của TP Hội An. Cầu có dáng uốn cong mềm mại, nhiều họa tiết đẹp. Cầu và chùa đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu. Mặt chùa quay về phía bờ sông, mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu.
 

Chùa Cầu là công trình kiến trúc do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 17. Cây cầu còn có các tên khác là cầu Nhật Bản hay cầu Lai Viễn do chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An năm 1719 đặt tên, với hàm ý sẵn lòng đón đợi bạn phương xa đến.

Lai lịch của Chùa Cầu gắn liền với truyền thuyết về Con Cù (mamazu) - một loại thuỷ quái có đầu nằm ở Ấn Độ, mình ở Việt Nam và phần đuôi ở tận Nhật Bản. Cứ mỗi lần Con Cù cựa quậy là gây ra lũ lụt, động đất... Chùa Cầu được coi như một thanh kiếm chằn ngang lưng Con Cù, "trấn yểm" loài thuỷ quái, giữ cho cuộc sống yên bình.

Chùa Cầu là một trong những di tích có kiến trúc khá đặc biệt. Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Trên cửa chính của Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ, (có lẽ được xuất phát từ nghĩa cây cầu xây từ năm thân, xong năm tuất). Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự từ cổ xưa. Tuy gọi là chùa nhưng bên trong không có tượng Phật. Phần gian chính giữa (gọi là chùa) thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp.

Với người dân phố Hội, Chùa Cầu là linh hồn, là biểu tượng tồn tại hơn bốn thế kỷ qua. Chùa Cầu đã trải qua ít nhất 6 lần trùng tu song vẫn giữ được nét cổ kính nguyên thủy của nó. Chùa Cầu được công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia năm 1990 và hình ảnh Chùa Cầu có trên tờ tiền polymer 20.000 đồng của Việt Nam hôm nay.
 

Nơi đây mãi là điểm đến không thể thiếu trong tour du lịch Đà Nẵng – Hội An. Khách du lịch đến Hội An mà chưa ghé thăm Chùa Cầu thì coi như chưa đến.
 

Về Menu

chùa cầu nhật bản chua cau nhat ban tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

thừa Cúm và những câu hỏi nóng bỏng Thêm 2 món chay ngon cho ngày đầu 市町村別寺院数順位 曹村村 tich phat trong tam คนเก ยจคร าน Ăn chay tốt cho bệnh nhân tiểu đường buc tinh thu day cam xuc cua gs cao huy thuan gui nga 藏传佛教 双修真相 飞来寺 å ƒåº å ºå 精霊供養 Thông điệp từ bi 緣境發心 觀想書 ก จกรรมทอดกฐ น TIỂU SỬ Hòa thượng THÍCH HUÊ HẢI 佛教教學 每年四月初八 鎌倉市 霊園 Vị Hòa thượng cúng chùa ở Đài Loan cho an ủi lớn nhất của đời người là 麓亭法师 10 lý do nên hạn chế ăn đồ ngọt 別五時 是針 必使淫心身心具断 Ăn dâu tây giúp giảm mỡ trong máu ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう イス坐禅のすすめ 饒益眾生 福生市永代供養 Quảng ngữ của Thiền sư Huyền Sa 禅诗精选 佛教算中国传统文化吗 饿鬼 描写 bừng 佛经讲 男女欲望 อธ ษฐานบารม 金宝堂のお得な商品 BẠo Quả chanh và nhiều công dụng tốt cho Cảnh báo từ WHO Nước tăng lực gây nghỉ 仏壇 通販 Thuốc chống trầm cảm làm tăng nguy cơ niềm 一日善缘 Giấc ngủ quan trọng thế nào Gene có phải nguyên nhân chính gây ra ung 二哥丰功效