Chùa Côn Sơn hay còn gọi là Thiên Tư Phúc tự hay chùa Hun là một ngôi chùa ở trên ngọn núi Côn Sơn hay còn gọi là núi Hun ở phường Cộng Hoà,
Chùa Côn Sơn

Chùa Côn Sơn (hay còn gọi là Thiên Tư Phúc tự hay chùa Hun) là một ngôi chùa ở trên ngọn núi Côn Sơn (hay còn gọi là núi Hun) ở phường Cộng Hoà,

Chùa thường gọi là chùa Côn Sơn, tọa lạc ở chân núi Kỳ Lân hay núi Hun, cao khoảng 200m, thuộc xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

 
Tam quan chùa

Chùa Tư Phúc
Tên thường gọi: Chùa Côn Sơn

Chùa thường gọi là chùa Côn Sơn, tọa lạc ở chân núi Kỳ Lân hay núi Hun, cao khoảng 200m, thuộc xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
  Chùa được dựng vào cuối thế kỷ XIII. Thời Trần, các vị vua thường đến chùa lễ bái. Theo sách Tự điển di tích văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993), Trần Nhân Tông sau khi xuất gia cũng đến đây tham thiền nhập định. Năm 1329, Thiền sư Pháp Loa mở rộng chùa, dựng am Hồ Thiên và am Chân Lạp. Sau đó, Thiền sư Huyền Quang từ chùa Vân Yên (Yên Tử) đến trụ trì.   Chùa là một Tổ đình của Thiền phái Trúc Lâm. Thiền sư Huyền Quang viên tịch vào ngày 22 tháng giêng năm Giáp Tuất (1334), Trần Minh Tông đã cấp cho ruộng để thờ và cho xây bảo tháp Đăng Minh, thờ Xá lợi ngài ở lưng chừng núi Kỳ Lân. Hiện nay, giới khảo cổ đã tìm thấy di vật của một ngôi tháp gạch thời Trần cao gần 3m, phủ kín bằng 13 loại hoa văn tinh tế và sinh động. Đến đầu thế kỷ XVIII, do tháp bị đổ, chùa đã dựng lại tháp Đăng Minh bằng đá, 3 tầng, cao hơn 5m, đặt xá lợi và tượng Huyền Quang tôn giả.
Bia Thanh Hư động
Tượng Trần Nguyên Đán
Theo sách Hải Dương – Di tích và danh thắng (1999), chùa từng có quy mô 83 gian, có tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, đài Cửu phẩm Liên hoa có 385 pho tượng…  Chùa hiện nay kiến trúc kiểu chữ Công (I), còn ngói mũi hài và đá tảng hoa sen là di tích thời Trần. Sân chùa có 4 nhà bia, đặc biệt tấm bia khắc 3 chữ “Thanh Hư Động” là bút tích của Trần Duệ Tông, và tấm bia do Chiêu Dương Nguyễn Đức Minh soạn năm 1607 nói việc trùng tu chùa vào đầu thế kỷ XVII do nhà sư Thích Pháp Nhẫn thực hiện. Nhà tổ thờ tượng Trúc Lâm Tam Tổ và tượng Trần Nguyên Đán.

Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Chùa được trùng tu vào năm 1995.
Sau chùa có Giếng Ngọc (mắt Kỳ Lân) nước trong vắt, có đường lên Bàn Cờ Tiên trên đỉnh núi với trên 600 bậc đá.

Cuối thế kỷ XV, Lê Thánh Tông đến Côn Sơn, nhớ Nguyễn Trãi, xúc động viết :
Tịch thổ lâu đài cảnh trí kỳ
Cổ nhân trầm tích, dĩ y hy !

(Đất Phật lâu đài cảnh đẹp thay
Người xưa dấu cũ vẫn còn đây !)

Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Về Menu

chùa côn sơn chua con son tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

築地本願寺 盆踊り 五戒十善 霊園 横浜 皈依的意思 市町村別寺院数 观音 別五時 是針 饒益眾生 己が身にひき比べて æ ก จกรรมทอดกฐ น 市町村別寺院数順位 phat Thần chú tiêu trừ chướng lịch sử thiền tông nhật bản ไๆาา แากกา Các loại rau củ giúp tăng cường miễn 蒋川鸣孔盈 墓地の販売と購入の注意点 và りんの音色 ung thư đại trực tràng gia tăng ở 梁皇忏法事 tuc câu chuyện về nữ đệ tử trí tuệ Ni trưởng Thích nữ Viên Minh đại thọ 浄土宗 2006 佛教算中国传统文化吗 墓 購入 4 cách giảm stress đơn giản và hiệu Tin 文殊 お墓参り nguồn gốc hình tượng rồng việt trong ấn hạnh phúc thật sự của người tiêu 佛经讲 男女欲望 供灯的功德 お仏壇 お供え 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 อธ ษฐานบารม ba loai gioi hanh giai thoat chung sinh khoi dau 父母呼應勿緩 事例 そうとうぜん cac nha su chau a tren dat my y nghia cua tu chanh can 精霊供養 사념처 đôi điều tham khảo về bốn chữ Biểu hiện của da và các nguy cơ 七五三 大阪