Chùa Côn Sơn hay còn gọi là Thiên Tư Phúc tự hay chùa Hun là một ngôi chùa ở trên ngọn núi Côn Sơn hay còn gọi là núi Hun ở phường Cộng Hoà,
Chùa Côn Sơn

Chùa Côn Sơn (hay còn gọi là Thiên Tư Phúc tự hay chùa Hun) là một ngôi chùa ở trên ngọn núi Côn Sơn (hay còn gọi là núi Hun) ở phường Cộng Hoà,

Chùa thường gọi là chùa Côn Sơn, tọa lạc ở chân núi Kỳ Lân hay núi Hun, cao khoảng 200m, thuộc xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

 
Tam quan chùa

Chùa Tư Phúc
Tên thường gọi: Chùa Côn Sơn

Chùa thường gọi là chùa Côn Sơn, tọa lạc ở chân núi Kỳ Lân hay núi Hun, cao khoảng 200m, thuộc xã Cộng Hòa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
  Chùa được dựng vào cuối thế kỷ XIII. Thời Trần, các vị vua thường đến chùa lễ bái. Theo sách Tự điển di tích văn hóa Việt Nam (Hà Nội, 1993), Trần Nhân Tông sau khi xuất gia cũng đến đây tham thiền nhập định. Năm 1329, Thiền sư Pháp Loa mở rộng chùa, dựng am Hồ Thiên và am Chân Lạp. Sau đó, Thiền sư Huyền Quang từ chùa Vân Yên (Yên Tử) đến trụ trì.   Chùa là một Tổ đình của Thiền phái Trúc Lâm. Thiền sư Huyền Quang viên tịch vào ngày 22 tháng giêng năm Giáp Tuất (1334), Trần Minh Tông đã cấp cho ruộng để thờ và cho xây bảo tháp Đăng Minh, thờ Xá lợi ngài ở lưng chừng núi Kỳ Lân. Hiện nay, giới khảo cổ đã tìm thấy di vật của một ngôi tháp gạch thời Trần cao gần 3m, phủ kín bằng 13 loại hoa văn tinh tế và sinh động. Đến đầu thế kỷ XVIII, do tháp bị đổ, chùa đã dựng lại tháp Đăng Minh bằng đá, 3 tầng, cao hơn 5m, đặt xá lợi và tượng Huyền Quang tôn giả.
Bia Thanh Hư động
Tượng Trần Nguyên Đán
Theo sách Hải Dương – Di tích và danh thắng (1999), chùa từng có quy mô 83 gian, có tượng Quan Âm nghìn mắt nghìn tay, đài Cửu phẩm Liên hoa có 385 pho tượng…  Chùa hiện nay kiến trúc kiểu chữ Công (I), còn ngói mũi hài và đá tảng hoa sen là di tích thời Trần. Sân chùa có 4 nhà bia, đặc biệt tấm bia khắc 3 chữ “Thanh Hư Động” là bút tích của Trần Duệ Tông, và tấm bia do Chiêu Dương Nguyễn Đức Minh soạn năm 1607 nói việc trùng tu chùa vào đầu thế kỷ XVII do nhà sư Thích Pháp Nhẫn thực hiện. Nhà tổ thờ tượng Trúc Lâm Tam Tổ và tượng Trần Nguyên Đán.

Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Chùa được trùng tu vào năm 1995.
Sau chùa có Giếng Ngọc (mắt Kỳ Lân) nước trong vắt, có đường lên Bàn Cờ Tiên trên đỉnh núi với trên 600 bậc đá.

Cuối thế kỷ XV, Lê Thánh Tông đến Côn Sơn, nhớ Nguyễn Trãi, xúc động viết :
Tịch thổ lâu đài cảnh trí kỳ
Cổ nhân trầm tích, dĩ y hy !

(Đất Phật lâu đài cảnh đẹp thay
Người xưa dấu cũ vẫn còn đây !)

Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Về Menu

chùa côn sơn chua con son tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

cả ประสบแต ความด ก จกรรมทอดกฐ น 佛经讲 男女欲望 Mệt rồi ư 己が身にひき比べて gui me cua con ngay 8 åº 浄土宗 2006 荐拔功德殊胜行 おりん 木魚のお取り寄せ 経å คนเก ยจคร าน 色登寺供养 随喜 二哥丰功效 イイハナのお盆にぴったりの盆提灯 こころといのちの相談 浄土宗 Lá rụng buổi giao mùa món quà ý nghĩa nhấttrong mùa lễ Á điều パイプオルガン コンサート 蒋川鸣孔盈 day moi お墓参り いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 Thơm miệng với trà bưởi mật ong 净土五经是哪五经 净地不是问了问了一看 佛教算中国传统文化吗 Thức 一吸一呼 是生命的节奏 Pháp thân Phật hằng hữu VÃƒÆ 今辛一 发心已后须学学业处之因相 Mối 建菩提塔的意义与功德 Chạy 一日善缘 必使淫心身心具断 Chọn và xử lý rau quả mùa khô Trần Nhân Tông Dụng nhân như dụng mộc Lễ giỗ Đệ nhị Tổ Trúc Lâm lần さいたま市 氷川神社 七五三 Tàu お仏壇 お供え 香炉とお香 ส วรรณสามชาดก chua bongeun chon binh yen cho tam hon 別五時 是針