Chùa Đà Quận
Chùa Đà Quận

Vị trí: nằm ở làng Đà Quận, xã Hưng Đạo, huyện Hoà An, xưa là thôn Đà Quận. Vị trí: nằm ở làng Đà Quận, xã Hưng Đạo, huyện Hoà An, xưa là thôn Đà Quận.

Đặc điểm: Chùa mang tên Đà Quốc công Mạc Ngọc Liễn, một danh tướng của nhà Mạc, được xây dựng từ thời vua Mạc Kính Cung (1594 - 1625) thờ Phật bà Quan Âm.

Trong chùa có hai quả chuông treo ở hai bên lầu gác đền thờ Hồng Liên công chúa cao bốn thước, năm tấc, chu vi tám thước chín tấc, ước nặng nghìn cân. Mỗi kỳ tế lễ xuân thu thì gõ chuông, chuông vang như sấm, chấn động trăm dặm. Trên chuông thần có đúc bài minh bằng chữ Hán ca ngợi vẻ đẹp của châu Thạch Lâm lúc bấy giờ và sự phục hồi của chùa Viên Minh sau khi nhà Lê khôi phục lại đất Cao Bằng. Chuông chùa Đà Quận là một di sản văn hoá quý báu của dân tộc, một di tích xứng đáng được gìn giữ và lưu truyền. Hàng năm nhân dân Cao Bằng đều đi trẩy hội chùa Đà Quận vào mùng 9 tháng Giêng.

, Cao Bằng

nằm ở làng Đà Quận, xã Hưng Đạo, huyện Hoà An, xưa là thôn Đà Quận. Chùa mang tên Đà Quốc công Mạc Ngọc Liễn, một danh tướng của nhà Mạc, được xây dựng từ thời vua Mạc Kính Cung (1594 - 1625) thờ Phật bà Quan Âm. Trong chùa có hai quả chuông treo ở hai bên lầu gác đền thờ Hồng Liên công chúa cao bốn thước, năm tấc, chu vi tám thước chín tấc, ước nặng nghìn cân. Mỗi kỳ tế lễ xuân thu thì gõ chuông, chuông vang như sấm, chấn động trăm dặm. Trên chuông thần có đúc bài minh bằng chữ Hán ca ngợi vẻ đẹp của châu Thạch Lâm lúc bấy giờ và sự phục hồi của chùa Viên Minh sau khi nhà Lê khôi phục lại đất Cao Bằng. Chuông chùa Đà Quận là một di sản văn hoá quý báu của dân tộc, một di tích xứng đáng được gìn giữ và lưu truyền. Hàng năm nhân dân Cao Bằng đều đi trẩy hội chùa Đà Quận vào mùng 9 tháng Giêng.

tên chữ là Viên Minh tự, hiện thuộc xã Hưng Đạo huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng, nay đã tan hoang, nhưng trong khu đất nền chùa còn có hai quán nhỏ rêu phong, bên trong treo hai quả chuông lớn. Trong cuộc Hội thảo về văn hóa Dân gian Cao Bằng tiến hành vào các ngày 21-23/2/1993, họa sĩ Phan Ngọc Khuê(1) cho rằng: chuông đã mờ hết chữ, không miêu tả, nhưng thuộc "phong cách nghệ thuật cuối Trần đầu Lê"(2).

Để xác minh rõ giá trị hai quả chuông này, ông Triệu Đình Vương Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng và ông Y Phương, Giám đốc Sở VHTT tỉnh Cao Bằng, đã tổ chức ngay một cuộc khảo sát điền dã giữa hai buổi họp sáng và chiều ngày 23-2-1993, trực tiếp đưa GS. Trần Quốc Vượng cùng hai chúng tôi đến thăm chùa Đà Quận. Với thời gian eo hẹp, đoàn chúng tôi đã khẩn trương tìm hiện vật và thu được một số tư liệu để bước đầu có thể tạm gợi ra vài nhận xét nhỏ bé. Sau khi trở lại Hà Nội, chúng tôi đã tra xét các văn bản cổ của người xưa để lại, mà trong đó có đề cập đến danh vật, danh nhân, chùa chiền và lịch sử - văn hóa Cao Bằng, nhằm hiểu sâu hơn về giá trị hai quả chuông này.

Ở đây, chúng tôi muốn giới thiệu, miêu tả lại đôi nét về hai quả chuông chùa Đà Quận và qua đó mạnh dạn nêu nên một vài nhận xét sơ bộ.

- Hai quả chuông chùa Đà Quận vào loại những chuông lớn ở nước ta. Quả chuông to: cao 1,75 m, miệng rộng 1,07m. Quả chuông nhỏ: cao 1m55, miệng rộng 0m95. Cả hai đều đúc bằng hợp kim đồng, lâu ngày đã ngả sang màu gang. Quả chuông to ở bồ lao treo bị cưa mất một chân rồng. Quả chuông nhỏ ở thân thủng một lỗ (Dân địa phương kể rằng: tiếng chuông kêu vang to quá làm mọi người trong bản mường mất ngủ, do đó họ đục đi cho bớt vang).

- Hai quả chuông như vậy, nhưng quai treo thì lại rất ngắn và chỉ cao chừng hơn 20cm, khiến cho dáng chuông như lùn xuống và bè ra. Cả hai quả chuông đều có dáng rất mập khỏe, hình khối căng bầu. Trang trí đơn giản với miệng loe nhưng để trơn. Chủ yếu là bốn nhóm gờ dọc và một nhóm gờ ngang ở chừng 1/3 thân chuông (tính từ dưới lên). Nơi gặp nhau của các nhóm gờ ngang và dọc ấy tạo thành núm đánh. Ngoài ra ở cuối của hai nhóm gờ dọc, đối nhau cũng có núm đánh. Tất cả có 6 núm đánh nổi to, rõ. Các núm này cấu tạo giống nhau: trong là một hình tròn, bao ngoài là một bông sen nổi cao, gồm 12 cánh vuông. Quanh vai chuông cũng có một nhóm gờ ngang để phân ra phía trên là đỉnh chuông bẹt, ở đó có bồ lao treo là đôi rồng gắn nối ngược chiều nhau ở khoảng ngực. Những con rồng này đều có mào dài, sừng ngắn và mập, tóc chải mượt, thân mập.

Nhìn chung dáng dấp chuông và trang trí chuông mang chất điêu khắc nối khối, chân chất, thoáng đãng, mộc mạc. Hình khối và đường nét đều rõ ràng. Do vậy, vừa thoáng nhìn, chúng tôi đã có thể liên hệ với lịch sử và cảm nhận cả hai quả chuông này đều thể hiện nhiều khả năng đặc điểm là những di vật của hậu kỳ thời Mạc.

- Về văn tự ngay đến tên chuông, mà thông thường vẫn thấy được đúc bằng đại tự nổi cao, thì ở cả hai chuông đều không có. Thoạt nhìn, mặt chuông không thấy Minh văn, nhưng quan sát kỹ sẽ thấy mặt quả chuông nhỏ có khắc chữ vuông ở tất cả các ô. Trong đó, những ô thuộc nửa trên đã mờ gần hết chữ, những ô thuộc nửa dưới còn rõ hơn. Ở đó có khắc phần đầu của bài văn đã đọc được hầu hết các chữ vuông là chữ Hán.

Phiên âm Hán Việt như sau: "Viên Minh tự chung, minh Tán viết: Thiên khi Nam Việt, Địa tịch Cao Bằng. Trung cư bản Phủ, Để khống Đế thành. Thạch Châu lặc [?], Đà Quận địa linh. Thanh Sơn(3) Thủy tú, Mãng(4) Thủy nhiễu oanh. Tổ danh thắng tích, Tự hiệu Viên Minh. Cao đồng chú thạch, Nhật dương tương hành. Thượng huyền lâu các, Thạch trí vu thinh. Phong lịch ngồi ngỗi, Kim ngọc khanh hạnh. Bồ xao nguyệt động, Khí động phong thanh. Thần từ đối diện, Cung điện tranh vanh. Thời canh trú dạ. Tịch chung minh. Thế tình biến hoán, Nhân vật hoành sinh. Nhân do [?] [?], Trí lực kinh dinh. Tá Mạc thánh chúa, Phù Tộ hiền khanh. Kim đồng bị thạch, Phật tự mô hoành. Tưu công tạo tác, Lưu đại Phan Hình. Y thời cẩn tốt, Hội chủ cáo thành. Hoàn viên như nguyện, Viễn cận tri danh. Âm công ký hiển, Dương báo tất vinh!".

Tạm dịch "Văn khắc chuông chùa Viên Minh. Lời tán rằng: Trời mở Nam Việt, Đất lập Cao Bằng. Ở giữa bản Phủ, Vững đất thành Vua. Thạch Châu kiên [cố?], Đà Quận đất thiêng. Non xanh nước biếc, sông Mãng uốn quanh. Cổ danh thắng tích, Chùa gọi Viên Minh. Chế đồng đục đá. Sống cùng trời trăng, chuông treo lầu gác. Chuông đặt trong sảnh. Gió thổi vang vang, tiếng ngọc rung rinh, chuông động vầng nguyệt, Mỗ động gió âm. Đền Thần đối diện, Cung điện chênh vênh, Giờ giấc sớm tối, Tiếng chuông u huyền. Thế tình biến đổi, người vật nảy sinh. Nhân do [?] [?], ra sức sửa trị. Giúp thánh chúa Mạc, Tôi hiền phù vận. Chuông đồng bia đá, Chùa Phật lớn lao. Đón thợ dựng xây, Giữ mãi hình Phật. Đúng hạn hoàn thành, Hội chủ báo công. Lòng thành trọn vẹn. Gần xa biết tiếng. Âm công rạng tỏ, Dương báo vẻ vang!"

Rõ ràng tác giả bài minh rất tự hào với mảnh đất Cao Bằng của nước Nam Việt, nơi đây cảnh thú thanh lịch, có chùa Viên Minh, đền thần và cung điện lầu cao gác đẹp, có chuông chùa hàng ngày đánh lên vang động không trung. Tác giả cũng đề cao nhà Mạc hội tụ được nhân tài. Như vậy, rất có thể chuông chùa Viên Minh được đúc khi nhà Mạc đang chiếm giữ Cao Bằng và đóng đô ngay tại đây.

Ở một ô khác trên chuông có ghi tên người hưng công. Phần nhiều tên bị mờ, song còn rõ hơn cả là dòng tên một người vợ là Phạm Thị Ngọc Yến, tức phải thuộc vào dòng dõi quyền quý.

- Kiểm tra lại dự đoán niên đại ở trên, chúng tôi tìm được trong sách Đại Nam Nhất thống chí, mục Chùa quán thuộc tỉnh Cao Bằng (Tập IV, tr.404, bản dịch, Nxb. KHXH, 1971) có ghi: "Chùa Minh Viên: ở xã Xuân Lĩnh huyện Thạch An, nay trong chùa có một quả chuông, khắc chữ Kiền thống thập cửu niên Tân Hợi chú". Và "Chùa Đông Lân": ở xã Vu Thủy huyện Thạch Lâm Tương truyền chùa này cùng chùa Minh Viên đều do nhà Mạc dựng".
 
Chúng tôi nghĩ rằng: chùa Minh Viêng trong đoạn trích trên rất có thể là chùa Viên Minh ở Đà Quận mà chúng tôi đã được mục kích và tìm hiểu. Và nếu như vậy, thì quả chuông chùa Viên Minh với bài minh, chẳng những sẽ có niên đại tương đối vào thời Mạc mà còn có niên đại tuyệt đối là năm Kiền Thống 19, tức năm 1611.

Cũng cần nêu thêm rằng: Chuông thời Mạc đến nay còn rất hiếm. Những áng văn thơ hay của thờ mạc cũng chẳng còn được bao nhiêu. Và ngay cả những nhận thức về thời Mạc cũng chưa thống nhất. Dầu sao đi nữa quả chuông với bài Minh trên kia vẫn là những tư liệu rất quý. Còn quả chuông to không có chữ hiện ở chùa Viên Minh ở Đà Quận, liệu có thể là quả chuông chùa Đông Lân chuyển về không ? Chúng tôi chờ lời đáp trong sự phối hợp nghiên cứu của các nhà khoa học với tỉnh Cao Bằng.

Về Menu

Chùa Đà Quận

chiêm nghiệm về vô thường thuận Ð Ð Ð chua tham nhÃ Æ tạng çš cồn TP chua ba la mat 25 loi phat day lam thay doi cuoc doi tich tai vat khong bang tich phuc bao Gương Lễ tưởng niệm lần thứ 38 cố Hòa cựu lúc giÃƒÆ hà Æn CHÙA quẠr quê Lưu 不空羂索心咒梵文 dối trá để hại người phà t con duong tu hoc tuan tu trong kinh ganaka sen hóa tho phat le phat va cung phat Gió có dặt dìu lời thủ thỉ 1 Hạnh phúc hu 1 2 3 ta đi ăn chay Lý giải những cái hắt hơi hỏi về giới thứ sáu và giới thứ năm tính nhân bản của luật nhân quả ï¾ï½½ CÃÆn tieu su hoa thuong thich tri tinh vÃÆ ÄÆ giai bÃÆo 17 cau noi dang gia ngan vang giup ban binh an 3 cay choi quet sach moi au lo ç 止念清明 轉念花開 金剛經 chÙa Bên tìm hiểu những vấn đề của xã hội thành hoc theo hanh ngai hien tang nang luc khong so hai bình Hoa bằng lăng tháng Năm nikaya Di le kinh a di da lÃÆ 11 lợi ích của trái vả tình hạnh Ẩm đừng Bốn trường hợp của hiệu lực cầu học