Trải qua bao đời, chùa Keo vẫn luôn thanh tịnh, yên bình với những công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo, tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt Nam
Chùa Keo

....
Chùa Keo (tên chữ: Thần Quang tự ) là một ngôi chùa ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, Việt Nam.
Đây là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn kiến trúc 400 năm tuổi (Ảnh: Internet).
 

Chùa Keo thờ Đại sư Không Lộ - một trong đại tổ của dòng Phật giáo Việt Nam; một danh y được truyền tụng chữa "Bách bệnh tiêu tán, vạn bệnh tiêu trừ"; một nhà thơ lớn thời Lý...
Ngoài ra, chùa này còn có bàn thờ bà Lại Thị Ngọc Lễ, cất công mua gỗ tốt, tìm thuê thợ giỏi dựng điện thờ Phật (Ảnh: Internet).
 
 
Theo sách Trùng san Thần Quang Tự Phật tổ bản hành thiền uyển ngữ lục tập yếu, Thiền sư Không Lộ vốn họ Dương, sinh ra trong một gia đình ngư phủ, xuất gia theo Thiền sư Lôi Hà Trạch. Tương truyền rằng từ khi đắc đạo, Thiền sư Không Lộ có khả năng bay trên không, đi trên mặt nước và thuần phục được rắn, hổ. Truyền thuyết còn kể rằng trước khi viên tịch, Ngài hóa thành khúc gỗ trầm hương, lấy áo đắp lên và khúc gỗ biến thành tượng. Thánh tượng này nay còn lưu giữ trong hậu cung quanh năm khóa kín cửa (Ảnh: Internet).
 

 

 
Hằng năm vào ngày mồng bốn tháng giêng âm lịch, nhân dân làng Keo xã Duy Nhất lại mở hội xuân ngay ở ngôi chùa. Hơn chín tháng sau, vào các ngày 13, 14, 15 tháng chín âm lịch, chùa Keo lại mở hội mùa thu. Đây là hội chính, kỷ niệm ngày Thiền sư Không Lộ (1016-1094), người sáng lập ngôi chùa, qua đời (Ngài qua đời ngày 3 tháng 6 âm lịch). Trong ngày hội, người ta tổ chức lễ rước kiệu, hương án, long đình, thuyền rồng và tiểu đỉnh. Trên con sông Trà Lĩnh ngang trước chùa chảy ra sông Hồng, người đi hội đổ về xem cuộc thi bơi trải, thi kèn trống, thi bơi thuyền và biểu diễn các điệu múa cổ. Trong chùa thì có cuộc thi diễn xướng về đề tài lục cúng: hương, đăng, hoa, trà, quả, thực, thật sinh động. Nói về lễ hội chùa Keo, đã có câu ca dao nói về lễ hội này: Dù cho cha đánh mẹ treo/Em không bỏ hội chùa Keo hôm rằm. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của lễ hội tại chùa Keo (Ảnh: Internet).
 
 
Theo sách Không Lộ Thiền sư ký ngữ lục, chùa ban đầu có tên là Nghiêm Quang, được Không Lộ xây dựng từ năm 1067 tại làng Giao Thủy (tên nôm là làng Keo) bên hữu ngạn sông Hồng. Sau khi Thiền sư Không Lộ qua đời, chùa Nghiêm Quang được đổi tên là Thần Quang Tự. Theo thời gian, nước sông Hồng xói mòn dần nền chùa và đến năm 1611, một trận lũ lớn đã cuốn trôi cả làng mạc lẫn ngôi chùa. Dân làng Keo phải bỏ quê cha đất tổ ra đi: một nửa dời về đông nam hữu ngạn sông Hồng, về sau dựng lên chùa Keo - Hành Thiện (nay thuộc tỉnh Nam Định); một nửa vượt sông đến định cư ở phía đông bắc tả ngạn sông Hồng, về sau dựng lên chùa Keo - Thái Bình. Việc dựng chùa mới được bắt đầu từ năm 1630, hoàn thành năm 1632, chùa được dựng theo phong cách kiến trúc thời Lê, nhờ sự vận động của bà Lại Thị Ngọc, vợ Tuần Thọ Hầu Hoàng Nhân Dũng, và Đông Cung Vương phi Trịnh Thị Ngọc Thọ. Chùa được trùng tu nhiều lần vào các thế kỷ 17, 18 và năm 1941 (Ảnh: Internet).
 

 
 
Văn bia và địa bạ chùa Keo còn ghi lại diện tích toàn khu kiến trúc chùa rộng đến 58.000 m2. Hiện nay toàn bộ kiến trúc chùa còn lại 17 công trình gồm 128 gian xây dựng theo kiểu "Nội công ngoại quốc". Từ cột cờ bằng gỗ chò thẳng tắp cao 25 m ở ngoài cùng, đi qua một sân lát đá, khách sẽ đến tam quan ngoại, hồ sen, tam quan nội với bộ cánh cửa chạm rồng chầu (thế kỷ 16). Sau đó là chùa thờ Phật, gồm ba ngôi nhà nối vào nhau. Trong cùng là tòa gác chuông, nhà tổ và khu tăng xá (Ảnh: Internet).
 

Bộ cánh cửa gian trung quan ở Tam quan nội làm từ thế kỷ XVII với những đường nét trạm trổ rồng chầu tinh xảo (Ảnh: Internet).
 
 
Từ cột cờ bằng gỗ chò thẳng tắp cao 25 m ở ngoài cùng, đi qua một sân lát đá, khách sẽ đến tam quan ngoại, hồ sen, tam quan nội với bộ cánh cửa, cao 2 m, rộng 2,6 m, chạm một ổ rồng với rồng mẹ và rồng con, chầu mặt nguyệt. Nếu đôi cánh cửa ở chùa Phổ Minh tiêu biểu cho kiến trúc đời nhà Trần thì đôi cánh cửa chùa Keo tiêu biểu cho kiến trúc đời nhà Lê (Ảnh: Internet).
 

Qua tam quan, đi tiếp vào chùa, gặp ở hai bên 24 gian hành lang là khách hành hương sắm lễ vào Chùa lễ Phật và lễ Thánh. Đi đến phần chùa thờ Phật, gồm ba ngôi nhà nối vào nhau. Ngôi nhà ở ngoài, gọi là chùa Hộ, ngôi nhà ở giữa gọi là ống muống và ngôi nhà trong là Phật điện. Đặc biệt ở đây có tượng Thích Ca nhập Niết bàn, tượng Bồ Tát Quan Âm Chuẩn Đề đặt giữa tượng Văn Thù Bồ Tát và Phổ Hiền Bồ Tát. Toàn bộ khu thờ Phật của Chùa Keo có gần 100 pho tượng (Ảnh: Internet).
 

 
Gác chuông chùa Keo là một công trình nghệ thuật bằng gỗ độc đáo, tiêu biểu cho kiến trúc cổ Việt Nam thời hậu Lê. Được dựng trên một nền gạch xây vuông vắn, gác chuông cao 11,04 m gồm 3 tầng mái, kết cấu bằng những con sơn chồng lên nhau
Bộ khung gác chuông làm bằng gỗ liên kết với nhau bằng mộng ngậm, nâng bổng 12 mái ngói với 12 đao loan uốn cong dáng vẻ thanh thoát, nhẹ nhàng. Tầng một treo khánh đá 1,20 m và chuông đồng cao 1,30 m, đường kính 1m đúc vào thời Lê Hy Tông (1686); hai tầng trên treo chuông nhỏ cao 0,62m, đường kính 0,69 m đúc vào năm 1796 

Những tòa bảo tháp phía sau gác chuông tại chùa Keo trải qua bao đời cùng những biến thiên dâu bể vẫn giữ được vẻ uy nghi, vững trãi muôn đời  

Trải qua gần 400 năm tu bổ, tôn tạo, chùa Keo vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc độc đáo của mình. Gác chuông với bộ mái kết cấu gần 100 đàn đầu voi là viên ngọc quý trong gia tài kiến trúc Việt Nam. Bộ cánh cửa chạm rồng là bộ cửa độc đáo của cả nước. Chùa còn bảo lưu được hàng trăm tượng Pháp và đồ tế thời Lê. Có thể nói Chùa Keo là một bảo tàng nghệ thuật đầu thế kỷ 17, với nhiều kiệt tác đặc sắc 

Trải qua gần 400 năm tu bổ, tôn tạo, chùa Keo vẫn giữ nguyên bản sắc kiến trúc độc đáo của mình. Gác chuông với bộ mái kết cấu gần 100 đàn đầu voi là viên ngọc quý trong gia tài kiến trúc Việt Nam. Bộ cánh cửa chạm rồng là bộ cửa độc đáo của cả nước. Chùa còn bảo lưu được hàng trăm tượng Pháp và đồ tế thời Lê. Có thể nói Chùa Keo là một bảo tàng nghệ thuật đầu thế kỷ 17, với nhiều kiệt tác đặc sắc 
 

Về Menu

chùa keo chua keo tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

goc Hoa 12 loi khuyen ve cuoc song tu thien su se thay doi tiểu sử hòa thượng thích huệ hưng tam tanh thi hoa qua diep khuc 20 chu dau cau tâm tánh thi hóa qua điệp khúc 20 chữ tạng thư sống chết sáu Tác dụng không ngờ của vỏ hoa quả Ngàn năm giọt nước có buồn không sau phap tao nen su hoa hop trong doi song đời tu do khai hoa từ đó khai hoa Tưởng niệm cố Hòa thượng Thích Minh tưởng niệm hòa thượng thích quảng 2016 tuong niem hoa thuong thich quang buu 1944 Ước mơ của con và 10 bông hoa gạo ï¾ ï½ thiền một nét đẹp văn hóa học thien mot net dep van hoa hoc duong đi cũng là về 聖道門 浄土門 thân thể thi hóa qua điệp khúc 18 chữ than the thi hoa qua diep khuc 18 chu dau cau thanh văn thừa thi hóa qua điệp khúc 118 thanh van thua thi hoa qua diep khuc 118 chu dau thầy nghiêm thuận với trang điện tử thay nghiem thuan voi trang dien tu vuon hoa phat tham hoa thien tai von di khong tu nhien ma co thien thua thi hoa qua diep khuc 60 chu dau thảm họa thiên tai vốn dĩ không tự thiên thừa thi hóa qua điệp khúc 60 chữ å Thiền một nét đẹp văn hóa học 释迦牟尼 thangka hoa pham dac dung cua phat giao kim cang thangka họa phẩm đặc dụng của phật cổ chú Những món nên ăn khi bận rộn bồ đề soi sáng thân tâm cây lộ 港南区曹洞宗 永代供養 東成 Thở đi lý Tản văn Ánh trăng rằm tuổi thơ 佛经说人类是怎么来的