Chùa Keo một di tích kiến trúc nghệ thuật
Chùa Keo một di tích kiến trúc nghệ thuật

Chùa được trùng tu nhiều lần nên mang nhiều phong cách pha chộn. Tam quan được xây bằng gạch theo kiểu nghi môn thời Nguyễn, tòa Thượng điện là kiểu nhà 4 mái, các góc đao nay chỉ còn trang trí đao đơn, hình cách điệu, kiến trúc mở cửa đầu hồi Chùa Keo là một di tích kiến trúc nghệ thuật, tọa lạc trên quốc lộ 181, phố chùa Keo, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Trụ trì hiện nay là Đại đức Thích Quảng Thiện.  

Làng Keo, có tên cổ là “Cổ Giao” thuộc huyện Long Biên, quận Giao Chỉ ngày xưa, nay thuộc xã Kim sơn, huyện Gia Lâm, Tp. Hà Nội. Bởi làng xưa có nghề truyền thống nấu keo da trâu và nghề làm sơn gỗ, đặc biệt là sơn son thếp vàng, nên dân làng thường gọi là làng Keo, khi dân làng xây chùa lấy tên là chùa Keo, có tài liệu nói rằng ( trước kia thôn Giao tự và thôn Giao tất hợp nhất và gắn bó với nhau như keo, nên tên làng gọi là làng Keo). Chùa Keo còn có tên chữ là “Báo Ân Trùng Nghiêm tự” thờ bà Keo bà Pháp Vân là một tứ đại Phật Pháp thời xưa.

     
chua keo ha noi


Truyền Thuyết kể rằng; ngày xưa khi ở đất Luy Lâu đã tạc xong 4 pho tượng Phật là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện nhưng còn có việc tô tượng chưa xong, nhiều thợ ở các nơi đến sơn nhưng không làm được vì sơn cứ chảy tuột đi khi quét lên. Đến lượt Hiệp thợ Keo thấy một khúc gốc thừa khi tạc 4 pho tượng. Hiệp thợ Keo xin về, 4 tràng trai khiêng không nổi, nhưng chỉ 2 người thợ làng Keo khiêng rất nhẹ nhàng và đi thẳng về làng, thấy chuyện lạ, làng quyết định tạc tượng và pho tượng Pháp Vân đã ra đời giống hệt pho tượng ở chùa Dâu nhưng kích thước nhỏ hơn.
 

chau keo ha noi


Chùa có tất cả 47 pho tượng Phật, đều mang phong cách nghệ thuật của thế kỷ 17 – 18, trong đó tượng bà Keo là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Chùa còn giữ 6 tấm bia đá, 1 cổ chuông được đúc thời Cảnh Thịnh (1794), 1 Khánh đồng, 8 Đạo sắc phong cùng nhiều đồ thờ tự, có một số cổ vật mang phong cách thời nhà Lê.  
 

chua keo ha noi


Chùa được trùng tu nhiều lần nên mang nhiều phong cách pha chộn. Tam quan được xây bằng gạch theo kiểu nghi môn thời Nguyễn, tòa Thượng điện là kiểu nhà 4 mái, các góc đao nay chỉ còn trang trí đao đơn, hình cách điệu, kiến trúc mở cửa đầu hồi (ít gặp ở những ngôi chùa cổ), bộ  vì tòa Thượng điện làm kiểu chồng giường, đầu các con giường điểm xuyết chút hoa có phong cách nghệ thuật của thế kỷ XVII. Tòa Hậu cung và tháp Tam phẩm mang phong cách thời Nguyễn. Đáng lưu ý là tượng Quan Am Thiên Thủ Thiên Nhãn, là sản phẩm của thế kỷ XVII. Chùa còn lưu giữ được tấm bia thời Hoàng Định (1616).
 

chua keo ha noi


Chùa trải qua nhiều đời trụ trì song sách sử trong chùa không còn. Năm 1995, Thành hội Phật giáo Hà Nội bổ nhiệm Đại đức Quảng Thiện trụ trì chùa Keo. Năm 1997, sư trụ trì trùng tu khu tháp Tổ, năm1998 Thượng điện, năm 2002, Nhà Tổ, năm 2006, nhà Mẫu và Tam bảo. Tháng 3/2009, tất cả các hạng mục công trình đều hoàn tất.

                                                                                       Bài và ành – Đình Quang


Về Menu

Chùa Keo một di tích kiến trúc nghệ thuật

Công dụng tuyệt vời của nước chanh Cỏ Tiểu sử HT Thích Huệ Hà lòng biết ơn tuổi trẻ và vu lan báo hiếu phải Visakha mẹ của Migara nhớ mùa phật đản xa rau câu hạnh phúc thay đức phật ra đời Visakha mẹ của Migara walk Khánh Hòa Tưởng niệm húy nhật lần Có báºn Tiểu sử Hòa Thượng Thích Nguyên gi ta dam va hau qua khon luong thừa thiên huế long trọng khai mạc Thần đèn Tư Lũy đã ra đi hiểu về nhân quả khái niệm hay lua chon mot ton giao chan chinh cho chinh dang tri hue hon 2 000 ban tre ve tham du ngay tu sinh vien những hình ảnh đẹp của đl phật giáo Ngừng 佛頂尊勝陀羅尼 nghin nam mot thuo tam quy bên ร บอ ปก Vu lan Tản mạn về mẹ phong người khơi nguồn đạo mạch xứ đàng Æ u Sài Gòn mùa ngóng gió nhung dia diem khong the bo qua khi di du lich tay nhin san Phỏng dung bao gio lo mieng noi nhung cau lam cha me dau nguyện cầu Bảo Mừng thượng thọ cư sĩ Tống Hồ Cầm Giao tiếp với người độc đoán ở Chùa Quang Minh Đà Nẵng An nhiên giữa vùng xung đột viet cho nguoi tuoi tre 7 điều cần biết về sức khỏe chua dieu vien Giá trị tư tưởng Thiền học Bài Phật chùa nghĩa phú