Chùa Keo một di tích kiến trúc nghệ thuật
Chùa Keo một di tích kiến trúc nghệ thuật

Chùa được trùng tu nhiều lần nên mang nhiều phong cách pha chộn. Tam quan được xây bằng gạch theo kiểu nghi môn thời Nguyễn, tòa Thượng điện là kiểu nhà 4 mái, các góc đao nay chỉ còn trang trí đao đơn, hình cách điệu, kiến trúc mở cửa đầu hồi Chùa Keo là một di tích kiến trúc nghệ thuật, tọa lạc trên quốc lộ 181, phố chùa Keo, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Trụ trì hiện nay là Đại đức Thích Quảng Thiện.  

Làng Keo, có tên cổ là “Cổ Giao” thuộc huyện Long Biên, quận Giao Chỉ ngày xưa, nay thuộc xã Kim sơn, huyện Gia Lâm, Tp. Hà Nội. Bởi làng xưa có nghề truyền thống nấu keo da trâu và nghề làm sơn gỗ, đặc biệt là sơn son thếp vàng, nên dân làng thường gọi là làng Keo, khi dân làng xây chùa lấy tên là chùa Keo, có tài liệu nói rằng ( trước kia thôn Giao tự và thôn Giao tất hợp nhất và gắn bó với nhau như keo, nên tên làng gọi là làng Keo). Chùa Keo còn có tên chữ là “Báo Ân Trùng Nghiêm tự” thờ bà Keo bà Pháp Vân là một tứ đại Phật Pháp thời xưa.

     
chua keo ha noi


Truyền Thuyết kể rằng; ngày xưa khi ở đất Luy Lâu đã tạc xong 4 pho tượng Phật là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện nhưng còn có việc tô tượng chưa xong, nhiều thợ ở các nơi đến sơn nhưng không làm được vì sơn cứ chảy tuột đi khi quét lên. Đến lượt Hiệp thợ Keo thấy một khúc gốc thừa khi tạc 4 pho tượng. Hiệp thợ Keo xin về, 4 tràng trai khiêng không nổi, nhưng chỉ 2 người thợ làng Keo khiêng rất nhẹ nhàng và đi thẳng về làng, thấy chuyện lạ, làng quyết định tạc tượng và pho tượng Pháp Vân đã ra đời giống hệt pho tượng ở chùa Dâu nhưng kích thước nhỏ hơn.
 

chau keo ha noi


Chùa có tất cả 47 pho tượng Phật, đều mang phong cách nghệ thuật của thế kỷ 17 – 18, trong đó tượng bà Keo là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Chùa còn giữ 6 tấm bia đá, 1 cổ chuông được đúc thời Cảnh Thịnh (1794), 1 Khánh đồng, 8 Đạo sắc phong cùng nhiều đồ thờ tự, có một số cổ vật mang phong cách thời nhà Lê.  
 

chua keo ha noi


Chùa được trùng tu nhiều lần nên mang nhiều phong cách pha chộn. Tam quan được xây bằng gạch theo kiểu nghi môn thời Nguyễn, tòa Thượng điện là kiểu nhà 4 mái, các góc đao nay chỉ còn trang trí đao đơn, hình cách điệu, kiến trúc mở cửa đầu hồi (ít gặp ở những ngôi chùa cổ), bộ  vì tòa Thượng điện làm kiểu chồng giường, đầu các con giường điểm xuyết chút hoa có phong cách nghệ thuật của thế kỷ XVII. Tòa Hậu cung và tháp Tam phẩm mang phong cách thời Nguyễn. Đáng lưu ý là tượng Quan Am Thiên Thủ Thiên Nhãn, là sản phẩm của thế kỷ XVII. Chùa còn lưu giữ được tấm bia thời Hoàng Định (1616).
 

chua keo ha noi


Chùa trải qua nhiều đời trụ trì song sách sử trong chùa không còn. Năm 1995, Thành hội Phật giáo Hà Nội bổ nhiệm Đại đức Quảng Thiện trụ trì chùa Keo. Năm 1997, sư trụ trì trùng tu khu tháp Tổ, năm1998 Thượng điện, năm 2002, Nhà Tổ, năm 2006, nhà Mẫu và Tam bảo. Tháng 3/2009, tất cả các hạng mục công trình đều hoàn tất.

                                                                                       Bài và ành – Đình Quang


Về Menu

Chùa Keo một di tích kiến trúc nghệ thuật

PhÃÆp Béo vì ăn hoa quả quá nhiều 02 Ấn 住相 雷坤卦 Þ 佛陀会有情绪波动吗 Cơm chay ngày Rằm 饒益眾生 出家人戒律 tinh hoa tam thuc quan diem cua nguoi phat tu ve ham nong toan tích ภะ 阿那律 Lở miệng có phải do nóng trong người 萬分感謝師父 阿彌陀佛 Ăn chay khoa học chã æ ト妥 tai sao trong dao phat de cap den vo nga BÃÆ 加持是什么意思 不空羂索心咒梵文 chua dieu an Có nên nhai trước khi cho trẻ ăn 华严经解读 Quan hệ anh em thân tộc trong kinh điển Tự 所住而生其心 Rễ 一息十念 陀羅尼被 大型印花 ai là người có lý ngay tet ban ve chuyen Giao tiếp với người độc đoán ở Món ngon từ nấm 五十三參鈔諦 Thuốc ho có thể giúp điều trị tiểu ทาน 曹洞宗 長尾武士 藏传佛教 双修真相 ï¾ï½ Hình như xuân về Tôi may mắn đạo phật là đạo hiếu 寺庙里红色的沙 ç æˆ 人生七苦