Chùa Keo một di tích kiến trúc nghệ thuật
Chùa Keo một di tích kiến trúc nghệ thuật

Chùa được trùng tu nhiều lần nên mang nhiều phong cách pha chộn. Tam quan được xây bằng gạch theo kiểu nghi môn thời Nguyễn, tòa Thượng điện là kiểu nhà 4 mái, các góc đao nay chỉ còn trang trí đao đơn, hình cách điệu, kiến trúc mở cửa đầu hồi Chùa Keo là một di tích kiến trúc nghệ thuật, tọa lạc trên quốc lộ 181, phố chùa Keo, xã Kim Sơn, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Trụ trì hiện nay là Đại đức Thích Quảng Thiện.  

Làng Keo, có tên cổ là “Cổ Giao” thuộc huyện Long Biên, quận Giao Chỉ ngày xưa, nay thuộc xã Kim sơn, huyện Gia Lâm, Tp. Hà Nội. Bởi làng xưa có nghề truyền thống nấu keo da trâu và nghề làm sơn gỗ, đặc biệt là sơn son thếp vàng, nên dân làng thường gọi là làng Keo, khi dân làng xây chùa lấy tên là chùa Keo, có tài liệu nói rằng ( trước kia thôn Giao tự và thôn Giao tất hợp nhất và gắn bó với nhau như keo, nên tên làng gọi là làng Keo). Chùa Keo còn có tên chữ là “Báo Ân Trùng Nghiêm tự” thờ bà Keo bà Pháp Vân là một tứ đại Phật Pháp thời xưa.

     
chua keo ha noi


Truyền Thuyết kể rằng; ngày xưa khi ở đất Luy Lâu đã tạc xong 4 pho tượng Phật là Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện nhưng còn có việc tô tượng chưa xong, nhiều thợ ở các nơi đến sơn nhưng không làm được vì sơn cứ chảy tuột đi khi quét lên. Đến lượt Hiệp thợ Keo thấy một khúc gốc thừa khi tạc 4 pho tượng. Hiệp thợ Keo xin về, 4 tràng trai khiêng không nổi, nhưng chỉ 2 người thợ làng Keo khiêng rất nhẹ nhàng và đi thẳng về làng, thấy chuyện lạ, làng quyết định tạc tượng và pho tượng Pháp Vân đã ra đời giống hệt pho tượng ở chùa Dâu nhưng kích thước nhỏ hơn.
 

chau keo ha noi


Chùa có tất cả 47 pho tượng Phật, đều mang phong cách nghệ thuật của thế kỷ 17 – 18, trong đó tượng bà Keo là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Chùa còn giữ 6 tấm bia đá, 1 cổ chuông được đúc thời Cảnh Thịnh (1794), 1 Khánh đồng, 8 Đạo sắc phong cùng nhiều đồ thờ tự, có một số cổ vật mang phong cách thời nhà Lê.  
 

chua keo ha noi


Chùa được trùng tu nhiều lần nên mang nhiều phong cách pha chộn. Tam quan được xây bằng gạch theo kiểu nghi môn thời Nguyễn, tòa Thượng điện là kiểu nhà 4 mái, các góc đao nay chỉ còn trang trí đao đơn, hình cách điệu, kiến trúc mở cửa đầu hồi (ít gặp ở những ngôi chùa cổ), bộ  vì tòa Thượng điện làm kiểu chồng giường, đầu các con giường điểm xuyết chút hoa có phong cách nghệ thuật của thế kỷ XVII. Tòa Hậu cung và tháp Tam phẩm mang phong cách thời Nguyễn. Đáng lưu ý là tượng Quan Am Thiên Thủ Thiên Nhãn, là sản phẩm của thế kỷ XVII. Chùa còn lưu giữ được tấm bia thời Hoàng Định (1616).
 

chua keo ha noi


Chùa trải qua nhiều đời trụ trì song sách sử trong chùa không còn. Năm 1995, Thành hội Phật giáo Hà Nội bổ nhiệm Đại đức Quảng Thiện trụ trì chùa Keo. Năm 1997, sư trụ trì trùng tu khu tháp Tổ, năm1998 Thượng điện, năm 2002, Nhà Tổ, năm 2006, nhà Mẫu và Tam bảo. Tháng 3/2009, tất cả các hạng mục công trình đều hoàn tất.

                                                                                       Bài và ành – Đình Quang


Về Menu

Chùa Keo một di tích kiến trúc nghệ thuật

精霊供養 福生市永代供養 文殊 お墓参り 鎌倉市 霊園 khai niem can ban cua dao phat giao ly duyen khoi Hớn tuc Học 曹洞宗総合研究センター 17 loi khuyen day dang suy ngam cua thien su kodo 陈光别居士 Chai xúng xính đi chùa Hoàng 別五時 是針 ประสบแต ความด Lì xì con cái nhìn nhé mạ ơi 천태종 대구동대사 도산스님 5 cau chuyen y nghia thay doi cach nhin ve cuoc 梁皇忏法事 佛修行本起經 xúc động trước lá thưông chủ facebook den bao gio tre em moi het phai chiu dung 每年四月初八 Hòa lăng nguoi co cong phuc hung tong tinh do trong thoi tự tánh di đà 4 お仏壇 お供え 空寂 さいたま市 氷川神社 七五三 tự tánh di đà 4 Lễ húy nhật lần thứ 15 cố Thiền sư Thích Thanh Từ và hơn 一日善缘 Nhiệt độ xuống thấp Viêm xoang gia ý nghĩa của việc cúng 49 ngày cho người 墓 購入 飞来寺 Miến trộn củ quả ăn chơi mà ngon 饿鬼 描写 chua bao quoc 若我說天地 minh ï¾ï½ 父母呼應勿緩 事例 sự khác nhau giữa người việt nam và りんの音色 忍四 muốn