Chùa Khải Đoan nằm ở Trung tâm Thành phố Buôn Mê Thuột của tỉnh ĐăkLăk, trong khuôn viên xấp xỉ 7 sào Trung bộ thuộc địa phận Phường Thống Nhất
Chùa Khải Đoan

Đến thành phố Buôn Ma Thuột, khách du lịch thường đến viếng ngôi chùa lớn và nổi tiếng ở trung tâm thành phố - chùa Sắc tứ Khải Đoan. Chùa tọa lạc ở số 117 đường Phan Bội Châu, phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk. Chùa thường được gọi là chùa Lớn hay chùa Tỉnh, hướng mặt Tây Nam, nhìn xuống suối Đốc Học.


Cổng tam quan Chùa Khải Đoan
Khải Đoan là ngôi chùa Sắc tư cuối cùng của nhà Nguyễn, là ngôi chùa đầu tiên của tổ chức Phật giáo thời kỳ Chấn hưng Phật giáo Việt Nam ở Tây Nguyên, vùng đất Hoàng triều cương thổ thời Bảo Đại.

Chùa do Đoan Huy Hoàng thái hậu Hoàng Thị Cúc (chính phi của Vua Khải Định) cùng một số Phật tử phát tâm xây dựng và hiến cúng cho Giáo hội Tăng già Trung Việt. Hòa thượng Thích Trí Thủ cử trưởng tử là thầy Thích Đức Thiệu chỉ đạo việc xây cất chùa trên khu đất rộng gần 7mẫu 8sào 28m2 và làm trụ trì đầu tiên. Năm 1951, chùa xây phần hậu tổ và nhà giảng, đến năm 1953 xây chánh điện. Tên Khải Đoan là ghép từ hai chữ Khải Định - Đoan Huy.

Mặt tiền chùa
Ngày 29-6-1953 (19-5 năm Quý Tỵ), ngài Narada Thera (Tích Lan) đã cung thỉnh ngọc Xá lợi Phật dâng đức Từ Cung tại Buôn Ma Thuột. Dự lễ có Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam, cùng chư tăng, Phật tử và đông đảo nhân dân chiêm bái Xá lợi Phật và đảnh lễ cầu nguyện cho đất nước hòa bình.

Cổng tam quan xây hai tầng, cao 7m, rộng 10,5m ; gian giữa tầng trên thờ Hộ Pháp Vi Đà, hai gian bên đặt tượng Hộ Pháp, Tiêu Diện ; giữa có chữ Sắc tứ Khải Đoan, hai bên xây tường bao dọc theo đường Quang Trung, trang trí chữ Vạn, hoa sen và tên chùa (chữ Hán).

Sau cổng, bên phải có đài Quan Âm xây năm 1970. Bên trái có tháp tôn trí đức Phật A Di Đà, dưới thờ linh cốt cố Hòa thượng Thích Quang Huy, vị trụ trì tiền nhiệm. Sau lưng tháp là nhà thờ linh cốt. Phía sau là cây bồ đề, tượng đức Phật Thích Ca lộ thiên và hội trường, thư viện. Sau chánh điện, cách một sân rộng là nhà hậu tổ.

Điện Phật
Ngôi chánh điện có mặt bằng hình chữ nhật (16m x 20m), chia làm hai phần. Nửa phần trước mang kiểu dáng cung đình Huế với cấu trúc cột kèo theo kiểu nhà rường, mái chồng diêm, kết hợp với phong cách nhà dài dân tộc Tây Nguyên. Nửa phần sau xây theo lối hiện đại. Bờ nóc chùa trang trí lưỡng long chầu nguyệt. Giữa hai mái, mặt trước có bảy tấm phù điêu minh họa sự tích đức Phật Thích Ca.

Chánh điện gồm năm gian thờ 6 vị Phật và Bồ tát (bằng đồng). Gian giữa tôn trí tượng đức Phật Thích Ca (tượng cao 1,8m). Trước tượng Phật Thích Ca đặt tháp ngọc Xá lợi Phật được tôn thờ vào ngày 18-4-2001 (25-3 năm Tân Tỵ), tượng đức Phật A Di Đà. Hai bên tôn trí tượng bốn vị Bồ tát Quan Âm, Thế Chí, Văn Thù và Phổ Hiền.

Tượng đức Phật Thích Ca và tượng bốn vị Bồ tát bằng đồng được chùa đặt đúc tại Đồng Nai và đã tổ chức trọng thể lễ an vị vào ngày 25-10-2003 (01-10 năm Quý Mùi).

Chư Tăng đang hành lễ
Trung tâm điện Phật có treo tấm biển chạm trỗ công phu, giữa có ghi tên chùa bằng chữ Hán mạ vàng : Sắc Tứ Khải Đoan Tự, bên trái có hàng chữ nhỏ : Bảo Đại Quý Tỵ Niên Xuân Cát Nhật, do các nghệ nhân Huế tôn lập. Trong chánh điện còn có một quả đại hồng chung nặng 380 kg do Thái tử Nguyễn Phúc Bảo, pháp danh Tâm Ấn cúng, được các nghệ nhân phường Phường Đúc (Huế) thực hiện ngày 15-12 năm Quý Tỵ (19-01-1954), đường nét chạm khắc tinh xảo. Thân chuông cao 1,15m, chu vi đáy 2,70m ; quai chuông là một đôi rồng liền thân, miệng ngậm hạt châu. Phần trên thân chuông ghi bốn chữ Hán : Khải Đoan Chung Tư.


Trải qua hơn nửa thế kỷ, chùa kế tục bảy đời trụ trì. Hòa thượng Thích Đức Thiệu trụ trì đầu tiên. Kế tục các đời trụ trì là : Hòa thượng Thích Từ Mãn, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Hòa thượng Thích Viên Đức, Thượng tọa Thích Quảng Hương, Hòa thượng Thích Quang Huy. Trụ trì hiện nay là Thượng tọa Thích Châu Quang, đương nhiệm Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Đăk Lăk.

Năm 1986, Ban Trị sự Phật giáo tỉnh được thành lập. Chùa được chọn đặt văn phòng Phật giáo của tỉnh cho đến nay.Chùa Khải Đoan là ngôi danh lam bậc nhất trên cao nguyên miền Trung.                                        

Đài Di Đà
Đài Quán Thế Âm

Đại hồng chung
Nhà thờ linh cốt

Hội trường, Thư viện và Văn phòng BTS Phật giáo tỉnh     
Bài và ảnh : Võ Văn Tường

Về Menu

chùa khải đoan chua khai doan tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

lang tử Hành trang của người xuất gia Ðức Bài thuốc giảm béo của lương y Thích niem phat cho cau phuoc bao huong thu húy hoa truyen thong xuat gia bao hieu trong phat giao nam ho co nen quy kinh tang chua thuc hanh dung chanh thượng ăn chay Dưới bóng Từ bi トo hóa Chùa Bửu Thắng lai cười Tranh luận về hiếu giữa Phật giáo và nhi nhÄ vach tran su that cua loi tien tri tan the gangnam 5 tan o thai lan Nhờ thờ Phật mà thoát khổ vì sao người lương thiện lại gặp thật phát Trá Ÿ Người xuất gia benh khop Đậu nành làm ung thư vú phát triển cuoc Những câu chuyện về loài hoa vạn thọ khái Nam nan ï¾ ï¾ƒ tự Bánh Cái Bậc cao tăng đạo đức thủy chung đại dung Đường huyết cao làm tăng nguy cơ ngừng dạy bát nhã Dưới bóng Từ bi Chùa Thổ Hà Bắc Giang Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần Chất xơ từ ngũ cốc giúp sống thọ hơn an trong chanh niem rÓi mÛi huà that Vì sao phụ nữ sống thọ hơn nam giới