Nằm trên một triền đồi thấp trong lòng thành phố Đà Lạt, khuôn viên chùa Linh Sơn như một cõi riêng, nơi chỉ nghe thông reo và tiếng chuông mõ đều đều vọng lại
Chùa Linh Sơn

Từ đầu phố Nguyễn Văn Trỗi – Bùi Thị Xuân, theo con đường dốc bước qua cổng chùa, khách lãng du cảm nhận rõ sự khác biệt; dưới kia là những chiếc xe máy ồn ào khói bụi, còn trên đây chỉ có vài chú ngựa thong dong gặm cỏ...

Linh Sơn được xây dựng vào năm 1938, ngày nay đây còn là trường đào tạo Phật học Cơ bản và nơi đặt văn phòng của Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Lâm Đồng (120 Nguyễn Văn Trỗi, thành phố Đà Lạt). Quy mô và kiến trúc của Linh Sơn khá khiêm tốn, giản dị, không bề thế, thơ mộng như Thiền viện Trúc Lâm, Thiền viện Vạn Hạnh; không có bề dày lịch sử như Tổ đình Linh Quang là những tự, viện nổi tiếng khác ở Đà Lạt.


Thế nhưng Linh Sơn vẫn là nơi mà khách phương xa đến Đà Lạt thường muốn một lần ghé vào vãn cảnh. Với nhiều người, mỗi lần đặt chân lên thành phố sương mù này vẫn nghe văng vẳng câu thơ của thi sĩ Dạ Cầm viết từ thập niên 60: "Linh Sơn đâu đây buông tiếng chuông ban chiều..." được nhạc sĩ Minh Kỳ phổ thành ca khúc bất hủ "Thương về miền đất lạnh". Đối với du khách nước ngoài, họ tìm đến Linh Sơn qua lời giới thiệu trong sách "Lonely Planet - Vietnam".

Kiến trúc chùa Linh Sơn mang đậm phong cách kiến trúc Á Đông, đường nét giản dị và hài hòa. Với kết cấu cổ điển tường gạch mái ngói, từ xa khách có thể thấy rõ kiểu nóc đặc trưng của đình chùa Việt Nam: đôi rồng uốn khúc nằm đối xứng ở hai đầu hồi, trong khi bốn mái riềm xuôi cong về phía dưới với những đường nét hoa văn riêng biệt.
 

Nhìn từ ngoài vào, dưới hàng thông và bạch đàn cao vút là tòa chính điện với bốn cột gỗ lớn sơn màu son đỏ - trên đó là những hàng câu đối chữ Nho thếp vàng. Từ dưới đường bước lên chục bậc thang là sân chùa, hai bên có mấy trụ gạch khảm bằng sứ những lời của Đức Phật. Những người lớn tuổi cho biết trước kia ngay giữa sân có tượng Phật Quan Âm đứng trên đài sen, nay được dời qua một bên sân.

Chính điện bao gồm hai ngôi nhà nối liền nhau, được bài trí trang nghiêm với tượng Phật Thích Ca ngồi trên tòa sen đúc bằng đồng từ năm 1952, cao 1,7 mét, nặng 1,25 tấn. Bên trái chính điện là Tổ đường - nơi thờ Ðạt Ma Sư Tổ, ngoài cái trống lớn có đường kính 0,75 mét thì đây cũng là nơi đặt bài vị các nhà sư đã viên tịch và những người đã khuất mà thân nhân họ đưa vào chùa với niềm tin "để linh hồn được hưởng hương khói và nghe kinh mỗi ngày". Bên phải chính điện là tượng Hộ pháp Di đà, gần đó đặt khung gỗ quý treo Ðại Hồng Chung" nặng 450 ký.

Trở ra ngoài sân, du khách thưởng ngoạn những hòn non bộ xây dựng rất công phu - nhiều cái thực sự là những tác phẩm nghệ thuật. Gần đó dưới bóng thông reo là tòa bảo tháp 3 tầng hình bát giác, nơi thờ kính xá lỵ của các vị cao tăng đã sáng lập chùa. Trong chùa Linh Sơn còn có nhà vãng sinh (nơi quàn thi hài Phật tử mà gia quyến họ muốn cử hành tang lễ tại chùa) và phòng phát hành kinh bổn...








 

Về Menu

chùa linh sơn chua linh son tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

経å å phụng Tâm linh có mơ hồ Ãnß 夷隅郡大多喜町 樹木葬 chua linh son an giang äºŒä ƒæ Tìm theo dấu bố 10 dấu hiệu cảnh báo ung thư không nên こころといのちの相談 浄土宗 陈光别居士 bÃÆ Trước khi ngủ sat sanh va qua bao hien tien Hà Nội Đại lễ tưởng niệm Chạm tay vào mùa đông bo tat quan the am tin nguong va triet ly Thanh âm của vô thanh chiếc bong bên trời trăng khuyết băng bat chanh dao con duong dan den giai thoat Cách làm nước dâu tằm giải nhiệt ngày Có một ngày Chủ nhật chùa đông thuần あんぴくんとは bai van hay cua chu tieu khi nho ve me พระอ ญญาโกณฑ ญญะ ý nghĩa của bốn chữ cửu huyền thất bồ tát hạnh buồn ơi ta xin chào mi cam con quỷ vô thường Suy nhược thần kinh bệnh dễ nhầm Những bóng hồng của dinh Độc Lập thu gui me nhan ngay 8 phước phải do chính mình tạo nên chứ いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 Lâm Đồng Tưởng niệm lần thứ 70 chao hoan hy 04 phần 1 sống สต tôi hạnh phúc vì tôi đang có mẹ 如闻天人 Mẹ hiền sinh vua giỏi 00 tieu su ton gia tich thien santideva dieu gi quan trong nhat trong cuoc song nay 繰り出し位牌 おしゃれ chùa hòa thạnh chùa cây mít Tập đế trong ăn uống 05 phần 1 sống