Chùa Nghĩa Hoà toạ lạc tại thôn Vĩnh Điềm Thượng, xã Vình Hiệp, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà
Chùa Nghĩa Hòa

Chùa Nghĩa Hoà toạ lạc tại thôn Vĩnh Điềm Thượng, xã Vình Hiệp, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà. Chùa do một số Phật tử lớn tuổi, tu học ở chùa Từ Thiện, sau đó muốn lập riêng có một chỗ để tu học, sinh hoạt cho rộng rãi. Cho nên vào năm 1961 (Tân Mẹo), các Phật tử này đã tự nguyện đóng góp tiền, của và công sức mua một mảnh đất có nhà là Trụ sở xã Vĩnh Hiệp của chế độ cũ, tổng diện tích 500 m2. Nhà có 3 gian, mái ngói vảy, tường trát đất. Sử dụng hai gian làm chánh điện thờ Phật và một gian làm nhà khách.

Lúc đó người đứng đầu là cụ Lê Công Mộ, Hội Trưởng huyện hội Phật giáo Vĩnh Xương và Bà Lê Thị Ghé pháp danh Thanh Lâu. Cụ Bà là nhạc mẫu của cố Hoàng thân Sufanouvong nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Cách mạng Lào là người chuyên trách về tài chính và hướng dẫn nam, nữ Phật tử làm công tác từ thiện.

Bấy giờ, chùa lấy tên là chùa Vĩnh Hoà và được chính quyền cũ xã Vĩnh Hiệp chấp nhận ghi vào sổ bộ, toạ lạc tại thôn Vĩnh Điềm Thượng, xã Vĩnh Hiệp, quận Vĩnh Xương, tỉnh Khánh Hoà.

Chùa có ranh giới như sau:

- Phía Đông giáp với mương nước.
- Phía Tây giáp với phân ranh xã Vĩnh Trung.
- Phía Nam giáp với đât ông Nguyễn Phép.
- Phía Bắc giáp đường Quốc lộ 1

Vào năm 1955 (Ất Mùi) để cho thuận tiện trong việc sinh hoạt và tu học theo giáo lý Phật Đà, Phật tử nơi đây xin gia nhập vào Giáo hội Tịnh Độ Tông và thỉnh cầu Hoà Thượng Viện chủ Tổ Đình Nghĩa Phương là cố Hoà Thượng Thích Bích Lâm Chứng minh, lúc bấy giờ Ngài là Tăng Giám Trung Phần kiêm Trương ban Hoằng Pháp Giáo hội Tịnh Độ Tông Khánh Hoà Ngài an danh là chùa Nghĩa Hoà.

Ban đầu cố Hoà Thượng Viện chủ Tổ đình Nghĩa Phương đề cử Thầy Thích Trí Thanh (tức Thây Mười Khảm) về làm Trụ trì để hướng dẫn Phật tử tu tập.

Đến năm 1967, Đại Đức Thích Thiện Tài là người kế tiếp Trụ trì và bảo tồn giềng mối Phật pháp nơi chốn già lam, với công việc hướng dẫn Phật tử tu học theo giáo lý Đức Phật.

Vào năm Mậu Thân (1968) ngôi chùa do ảnh hưởng chiến tranh làm hư hoại, nơi thờ phượng không còn tôn nghiêm, cũng như theo lời thỉnh cầu của Phật tử, do đó vào tháng 5 năm 1971, cố Hoà Thượng Thích Bích Lâm, Viện chủ Tổ Đình Nghĩa Phương Chứng minh làm lễ đặt đá trùng tu, tu bổ lại phần đất phía sau ngội chùa cũ. Trải qua thời gian ngắn, năm 1972, Hoà Thượng Thích Bích Lâm viên tịch, công việc trùng tu bị dỡ dang.

Vào năm 1972-1973, Đại đức Thích Thiện Hương, thừa kế Trụ trì và tiếp tục tu bổ phần xây dựng dang dỡ. Thời gian không được bao lâu, Đại đức Thích Thiện Hương lại trở về quê hương Sông Cầu, Phú Yên.

Năm 1973 (Quý Sửu) theo sự thỉnh cầu của Phât tử nơi đây, cũng như được sự chấp thuận của tỉnh Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Khánh Hoà. Tổ đình Nghĩa Phương đã bổ nhiệm Đại Đức Thích Như Lưu về kế thế Trụ trì và tiếp tục xây dựng hoàn tất ngôi Tam bảo, dưới sự chỉ đạo của Hoá Thượng Thích Huệ Quang, Tăng Trưởng Tỉnh giáo hội Phật giáo Cổ truyền Khánh Hoà. Đến năm 1974, ngội chánh điện đã tu bổ hoàn tất và thỉnh Phật nhập điện.

Thắm thoát, thời gian trôi qua hon 30 năm, mọi vật cú âm thầm theo định luật vô thường "thành, trụ, hoại, không" mà thay đổi. Ngôi chánh điện Nghĩa Hoà cũng nằm trong định luật vô thường ấy. Rui, mè mục nát, đồng thời nhà nước mở rộng đường quốc lộ 23/10, mặt trường chùa bị giải toả, khung viên chùa bị thu hẹp nên sự sinh hoạt, lễ bái gặp nhiều khó khăn.

Để bảo tồn cơ sở hoằng pháp lợi sanh, năm 2000 được sự nhất trí của của Ban Trị sự tỉnh giáo hội Phật giáo Khánh Hoà, đông thời có sự chấp thuân của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Khánh Hoà. Nhân duyên hội đủ, ngày 21 tháng giêng năm Tân Tỵ (2001) Bổn tự tái thiết Đại trùng tu ngôi Chánh điện.

Trong suốt 6 năm xây cất chùa Nghĩa Hoà, công việc thi công đã gặp không ít khó khăn, vì thế đến năm 2007 (Đinh Hợi) chùa Nghĩa Hoà mới hoàn tất.

Lễ khánh thành được tổ chức vào ngày 19-20.3.Đinh Hợi (tức 05-06/5.2007) dưới sự Chứng minh của Hoà Thượng Thích Thiện Bình, Uỷ viên Kiểm soát Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Khánh Hoà.

-Hoà Thượng Thích Huệ Quang, thành viên Hội đồng Chứng Minh GHPGVN. Chứng minh tỉnh giáo hội PG Khánh Hoà.

-Hoà Thượng Thích Trí Tâm, Trưởng Ban Nghi Lễ HĐTS GHPGVN, phó ban Trực Ban Trị sự PG tỉnh Khánh Hoà...và Chư Tôn Đức Tưng Ni BTS Phật giáo tỉnh, chư Tôn Đức Tông phong Tổ đình Nghĩa Phương.

Về Menu

chùa nghĩa hòa chua nghia hoa tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

bo de soi sang than tam Ni trưởng Thích nữ Viên Minh viên tịch Những câu chuyện về loài hoa vạn thọ 法事案内 テンプレート 祈祷カードの書き方 ç æŒ ç æˆ Thêm 如果相信心中有情 trùng 経å nhà 第一 相 正式 茶湯料とは お墓のお Người nhóm máu nào dễ bị mất æ æ Lặng Thể dục giúp ngăn ngừa sạn thận Mục đích củadiễn xướng thơ catrong Ö Cái sân vuông Cần Thơ Hòa thượng Thích Huệ Thành ngôi chùa trong chuyện tình ngang trái của Mùa Bài thơ trên núi Ăn uống như thế nào để kéo dài tuổi bài thơ không đề cho một chú tiểu moi 6 thói quen ăn uống có hại cho sức khỏe biet song thi thanh tho biết sống thì thảnh thơ Ăn ớt có giúp sống thọ hơn Phật giáo Thở và Thiền vì sao những người lương thiện như con Thở sâu giúp lấy lại bình tĩnh thờ phật như thế nào cho đúng với tho phat nhu the nao cho dung voi chanh phap Ảnh hưởng Phật giáo trong lễ tang 港南区曹洞宗 tho tai hai cua tham ai 妙善法师能入定 thơ tai hại của tham ái tho phat le phat va cung phat thờ phật tại nhà và những điều cần 因地當中 tho phat tai nha va nhung dieu can biet tho phat càng