Chùa Nghĩa Phú toạ lạc tại thôn Đông Phước, xã Hoà An, huyện Phú Hoà, trước đây là Tuy Hoà , tỉnh Phú Yên
Chùa Nghĩa Phú

Chùa Nghĩa Phú toạ lạc tại thôn Đông Phước, xã Hoà An, huyện Phú Hoà, (trước đây là Tuy Hoà), tỉnh Phú Yên. 義 富 寺

THÔN ĐÔNG PHƯỚC XÃ HOÀ AN,
HUYỆN PHÚ HOÀ, TỈNH PHÚ YÊN.

Điện thoại: 057.3890223 - Trí Bửu

  Chùa do Cố Hoà Thượng Thích Bích Lâm khai sơn năm 1961.

Sở dĩ Cố HT. Thích Bích Lâm an danh là chùa Nghĩa Phú, bởi vì Ngài ghép Nghiã Phương và Phú Yên mà thành.

Đúng là:

義 勇 勝 魔 軍 樹 下 七 旬 夜 睹 明 星 成 正 覺

Nghĩa dũng thắng ma quân thọ hạ thất tuần dạ đổ minh tinh thành chánh giác.

富 強 超 聖 眾 導 師 三 界 應 機 說 法 度 群 迷

Phú cường siêu thánh chúng đạo sư tam giới ứng cơ thuyết pháp độ quần mê.


Để phát triển Phật sự tại tỉnh Phú Yên, Hoà Thượng Thích Bích Lâm đã khai sơn kiến tạo chùa Nghĩa Phú và cử đệ tử lớn của Ngài là Đại Đức Thích Trí Giác, hiệu Huệ Hải, lúc bấy giờ là Tri sự , Quản chúng tại Tăng Học Viện Phật giáo Cổ Truyền Trung Phần về làm Trụ trì từ năm 1961 cho đến năm 2008 (Mậu Tý), Ngài viên tịch.

Năm 1969, sau 8 năm kiến tạo, Đại Đức Trí Giác đã đại trùng tu ngôi chánh điện chùa Nghĩa Phú, lên tầng lầu phạm vũ huy hoàng như ngày hôm nay.

Sau khi đại trùng tu ngôi chánh điện hoàn thành Đại Đức Thích Trí Giác đã kiến lập Đại Giới đàn cung thỉnh Hoà Thượng Thích Mỹ Thành, Trụ trì chùa Long Khánh, Phú Yên, đương vi Đường đầu truyền giới, Đại Đức Thích Trí Giác, Chủ đàn, đương vi Hoá chủ.

Với tấm lòng nghỉ đến thế hệ tương lai, ví trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai, năm 1974, Thượng Toạ Thích Huệ Hải (Trí Giác ) đã kiến tạo Ký Nhi viện Nghĩa Phú, Tuy Hoà, nuôi dạy trẻ em mồ côi, trẻ em nghèo, cha mẹ không có điều kiện nuôi dạy các cháu.

Năm 1993, nhằm đáp ứng nhu cầu tu học của tăng chúng và Phật tử, Thượng Toạ Thích Huệ Hải đã trùng tu nhà hậu Tổ, kể từ nay ngôi Tam Bảo Nghĩa Phú rộng rãi, trang nghiêm, đủ tiện nghi tu học và hành đạo.

Năm 2004, Thượng Toạ Trụ trì Thích Huệ Hải đã mua đất mở rộng thêm mặt bằng trước sân, mở rộng sân chùa, xây cổng Tam quan sát đường và xây tường chung quanh chùa.

Trong gần 50 năm kiến tạo, dưới đời đệ nhất Trụ trì Thích Huệ Hải, nguyên Tăng Trưởng THPG Cổ Truyền tỉnh Phú Yên, chùa Nghĩa Phú luôn luôn thực hiện đúng lời Phật dạy hướng dẫn tăng chúng, Phật tử chăm lo tu niệm và làm việc từ thiện xã hôị giúp người.

Sau nửa thế kỷ, Hoà Thượng Thích Huệ Hải (Trí Giác) gắn bó với mài chùa Ngài đã dày công xây dựng, Ngài đã đào tạo được trên 30 đệ tử xuất gia tho giới Tỳ kheo, Sa Di giới. Có những đệ tử hiện nay đã trưởng thành làm Trú trì các chùa. Sau khi Hoà Thượng Thích Huệ Hải viên tịch 12.04.Mậu Tý (2008), đệ tử Ngài là Đại Đức Thích Quảng Huy, thừa kế đệ nhị Trụ trì chùa Nghĩa Phú, Thôn Đông Phước, xã Hòa An, huyện Phú Hoà, tỉnh Phú Yên.

LƯỢC SỬ

HÒA THƯỢNG THÍCH HUỆ HẢI (TRÍ GIÁC)
NGUYÊN TĂNG TRƯỞNG TỈNH GIÁO HỘI PG CỔ TRUYỀN PHÚ YÊN


Viện chủ chùa Nghĩa Phú, Đông Phước, Hòa An, Phú Hòa, Phú Yên.

1. Thân thế:

Hòa thượng Thích Huệ Hải, huý thượng Nguyên hạ Chi tự Trí Giác hiệu Huệ Hải. Thế danh Nguyễn Duy, sinh năm 1935 (Ất Hợi) tại thôn Đông Phước, xã Hoà Thắng, huyện Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên trong một gia đình trung lưu. Thân phụ là cụ Ông Nguyễn Văn Thiết và thân mẫu là cụ Bà Pham Thị Minh. Gia đình gồm tám người con, ba trai và năm gái; Hòa thượng là người con thứ bảy.

Gia đình Ngài đời đời thuần tín Tam bảo, vì vậy Hòa Thượng sớm gặp duyên lành: thoát tục, xuất gia.

2. Xuất gia học đạo:

Vốn có sẵn hạt giống Bồ đề, túc duyên Phật pháp, năm 19 tuổi (1954) Ngài xuất gia quy y với Cố Hòa Thượng thượng Mỹ hạ Thành chùa Tổ đình Long Khánh, Tuy Hòa, Phú Yên với Pháp danh thượng Nguyên hạ Chi, thuộc đời thứ 44 dòng Lâm Tế Chánh Tông và Ngài được Thọ Sa Di giới năm ấy.

Năm 23 tuổi (1957), Ngài cầu pháp vối cố Hòa Thượng Thích Bích Lâm, Viện chủ Tổ đình Nghĩa Phương, Nha Trang, Ngài được bổn sư cho pháp tự là TRÍ GIÁC và thọ Cụ túc giới tại Đại giới đàn tại Tổ đình Nghĩa Phương, Nha Trang do Hòa thượng Thích Huệ Pháp, Viện chủ chùa Sắc tứ Minh Tịnh (Qui Nhơn) làm Đàn đầu Hòa thượng truyền giới.

Ngài được Hòa Thượng Bổn sư Thích Bích Lâm truyền trao phú pháp nhãn tạng với pháp hiệu Huệ Hải.

3. Hành đạo:

Ngài là một trong những đệ tử thượng thủ của Hòa Thượng Thích Bích Lâm, nên khi Tăng học viện Phật giáo Cổ Truyền Trung Phần thành lập năm 1957, Ngài được Hòa Thượng bổn sư đưa ra tu học tại Tăng Học Viện, do chính Hòa Thượng làm Giám Đốc, Ngài được cử làm Tri sự, Quản chúng...cho nên Tăng chúng thường gọi Ngài là "Thầy Sự" hay "Thầy Sự Giác". Ngài là một Tri sự thực hiện quy chế thiền môn nghiêm khắc, giáo dục tăng chúng tinh tấn tu hành, nghiêm trì phạm hạnh. Ngài rất quan tâm đến đời sống tu học của chúng tăng, lo lắng từng miếng cơm, bát tương, tấm áo. Mỗi việc làm của Ngài đều với ước nguyện thiệu long thánh chủng, tấn dẫn hậu lai, báo Phật ân đức. Tại đạo tràng thanh tịnh trang nghiêm hôm nay vĩnh biệt Ngài hiện có rất nhiều vị tôn túc Thiền đức Tăng, Ni đã một thời cùng Ngài chia xẻ khổ vui, đạm bạt tại Tăng học viện Phật giáo Cổ truyền Trung Phần. Dấu ấn đậm nét nhất trong đời hành đạo của Ngài có thể là những ngày Ngài đồng cam cộng khổ, chia ngọt, xẻ bùi để giáo dục tăng chúng tại đây.

Năm 1961, vì muốn mở rộng công việc hoằng dương Phật pháp tại Tuy Hòa, Phú Yên, Hòa Thượng Thích Bích Lâm đã khai sơn Chùa Nghĩa Phú và cử Ngài làm Trụ trì. Tuy không muốn rời xa tăng chúng nhưng Phú Yên là nới chôn nhau cắt rốn, Ngài ngậm ngùi từ giả Thầy về Trụ xứ nơi đây. Cũng năm này Ngài được Hòa Thượng Bổn sư Thích Bích Lâm truyền trao phú pháp nhãn tạng với pháp hiệu Huệ Hải.

Năm Mậu Thân (1968), chùa Tổ đình Phật Ấn, Sài Gòn tổ chức Đại lễ giới đàn, Ngài được mời làm Đệ nhị Tôn chứng.

Năm Ký Dậu (1969) duyên lành đã đến, sau khi đại trùng tu ngôi tam bảo Nghĩa Phú phạm vũ huy hoàng, Ngài kiến lập Đại giới đàn truyền trao giới lạp cho giới tử cung thỉnh Hòa Thượng Thích Mỹ Thành Viện chủ Tổ Đình Long Khánh, Đường đầu truyền giới và Ngài được tấn phong Giáo thọ A xà lê sư.

Năm Tân Hợi (1972) Hoà Thượng Bổn sư Thích Bích Lâm, Viện chủ Tổ đình Nghĩa Phương viên tịch, Ngài được môn phong Tôn cử Chưởng môn, Trưởng môn phong Tổ đình Nghĩa Phương, kế thừa sự nghiệp Phật pháp của Bổn sư, tấn dẫn hậu lai, báo Phật ân đức, chính Ngai đã chủ tọa cuộc họp môn phong ngày 12.01.1972 tại Tổ đình Nghĩa Phương sau khi Cố Hòa Thượng Thích Bích Lâm viên tịch, tôn cử Hoà Thượng Thích Trí Tâm kế thừa Trụ trì Tổ đình Nghĩa Phương Nha Trang.

Năm Quý Sửu (1973) tại Đại giới đàn chùa Thiền Lâm, Sài Gòn, Ngài được tấn phong Yết Ma A Xà Lê Sư là một trong những đệ tử của Hòa Thượng Thích Bích Lâm tinh tấn tu hành được chư Tôn Thiền đức và Phật tử hêt lòng kính mến.

4. Những chức vụ của Giáo hội Phật giáo Ngài đã đảm nhiệm:

-Từ năm 1961 đến năm 1963 : Phó Tăng giám Giáo hội Phật giáo Tịnh độ Tông tỉnh Phú Yên.
-Từ năm 1963 đến năm 1969 : Phó Tăng Trưởng tỉnh hội Phật Giáo Cổ Truyên Phú Yên.
-Từ năm 1969 đến năm 1975 : Tăng trưởng tỉnh hội Phật giáo Cổ Truyền tỉnh Phú Yên,

Tuy được Trụ trì một chùa riêng và đảm nhiệm chức vụ Tăng trưởng của một tỉnh, nhưng đối với Hòa Thượng Bổn sư Thích Bích Lâm, ở đâu, lúc nào và bao giờ Ngài cúng nhất y, nhất thuận, luôn luôn tuân thủ theo lời dạy của Thầy. Vì thế Ngài đã cùng Bổn sư phát triển Phật sự tại Phú Yên đã lập nên nhiều chùa thuộc môn phong Nghĩa Phương như Chùa Nghĩa Phong, Nghĩa Lâm, Nghĩa Hậu v.v... Nơi nào có bước chân của Ngài đi đến là nơi đó có một ngôi Tam bảo được dựng lên tạo điều kiện cho Phật tử tu hành, xiển dương chánh pháp.

Từ năm 1975, đất nước thống nhất, sau nhiều năm hoạt động với Giáo hội, Ngài lui về ẩn thân tu niệm, sớm kệ chiều kinh, lấy việc niệm Phật, trì chú Đại bi là phương châm tu niệm và dìu dắt Phật tử tu hành là phương tiện hành đạo.

Đúng như bốn câu kệ trong Phú pháp nhãn tạng mà cố Hòa Thượng Bổn sư Thích Bích Lâm đã truyền trao:

Chánh pháp phú Huệ Hải
Tấn tu tâm quảng đại
Phước huệ bổn trang nghiêm
Sát na thành đại giác.

5. Viên tịch:

Cuộc đời Ngài với nhiều sóng gió, tuổi trẻ kham khổ, đạm bạc, đến lúc già mới có phần thanh thản. Nhưng vì nếp sống khắc kỷ, tuổi già sức yếu do bao gian truân vất vả chất chồng. Ngài lâm trọng bệnh. Thân bệnh mà tâm luôn an nhiên tự tại, xem sanh tử là chuyện bình thường.

Ngày 12 tháng 4 năm Mậu Tý (16.5. 2008), vào lúc 22 giờ, Ngài đã an nhiên xả báo thân. Ngài trụ thế 74 năm, 52 năm hạ lạp.

Cuộc đời Ngài là một tấm gương sáng ngời về đạo hạnh.. Ngài luôn thể hiện nếp sống của bậc chân tu, thiểu dục tri túc, giới đức tinh nghiêm, gắn liền đời sống của mình với sự nghiệp đạo pháp và dân tộc.

Ngài đã vĩnh biệt chúng ta, nhưng tấm gương nghiêm trì giới luật, tinh tấn tu hành, vẫn mãi mãi sáng tỏa rạng ngời, để đàn hậu tấn noi theo, chúng con xin nguyện cố gắng hết sức mình nối tiếp tâm nguyện của Ngài trong việc hoàng dương chánh pháp.
Môn đồ pháp quyến đồng khể thủ.
 

Về Menu

chùa nghĩa phú chua nghia phu tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

5 dấu hiệu cảnh báo ung thư phổi con nguoi vi dai tim hieu nhung y nghia cua ngay ram thang bay Khánh Hòa Lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương Cuối Thiền Tăng thiet mùa hoa loa kèn làm giàu như thế nào để không mất giup cho mot nen dao duc toan cau cần Con xin làm sen nhỏ và nâng gót hài cua Phật giáo nu dien vien tre xuat gia gieo duyen mot thang tai Món chay ngon cho ngày cuối tuần bổn Tiếng nói từ quá khứ Đạt Ma mất dép 真言宗金毘羅権現法要 Những ngón chân đóng phèn của chị chương bốn pháp 不空羂索心咒梵文 nguoi yeu rot cuoc la ai bói nuong theo hanh nghuyen cua ngai to su hue dang de Đổ nghiệp 正信的佛教 thả đừng hiểu đạo phật như là một tôn Ti đức phật dạy về nhân quả đẹp 白骨观 危险性 háºnh Thuốc trị ợ nóng làm tăng nguy cơ 22 Mở đa chua dich long thé y nghia cua tu chanh can thương ДГІ ç Š vượt lâm that tuyet voi khi bo thuong xuyen noi chuyen voi Chạm 간화선이란 Âm Nấu món chay trong chánh niệm đạo nghĩa vợ chồng theo quan điểm tái ï¾å diem den tam linh vung dat mo giïa ngồi triet hoc phat giao Thiên Kinh hà n ón phap ai cũng có một thời tuổi trẻ chiều