Chùa Ông Thu Xà tên chữ Hán là Quan Thánh tự, hay Đại Tự Quan Thánh tọa lạc ở thị tứ Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi
Chùa Ông

Chùa Ông Thu Xà (tên chữ Hán là Quan Thánh tự, hay Đại Tự Quan Thánh) tọa lạc ở thị tứ Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi
Được xây dựng vào năm 1821, Minh Mạng năm thứ hai, do tứ bang Minh Hương: Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam, Quảng Đông cùng nhau tạo lập.

Trải qua 4 lần trùng tu vào các năm 1881, 1894, 1920, 1991 với sự đóng góp tiền của quan lại triều nhà Nguyễn, thương gia và dân chúng ở Quảng Ngãi. Mặc dù nhiều lần trùng tu nhưng kiến trúc chùa vẫn giữ được nguyên vẹn.

Chùa thờ Quan Công ở gian chính diện, Phật Quan Âm Nam Hải ở gian hậu cung theo kiểu "Tiền thánh hậu Phật". Ngoài ra ở hậu cung còn có cụm tượng Thiên Hậu với Thiên Lý Nhãn, Thiên Lý Nhĩ, Cửu Thiên Huyền Nữ và cụm tượng Kim Đẩu với 12 bà mụ.

Tuy khiêm nhường so với các chùa do người Hoa tạo lập ở Hội An song ở đây lại có sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Hoa - Việt trong tổng thể chung với đường nét chạm trổ hết sức điêu luyện và công phu.

Chùa có bố cục chặt chẽ gồm: Cổng tam quan, Bình phong, Lầu chuông lầu trống. Trong nhà tiền đường có 18 cột chia làm ba gian hai chái. Kiến trúc theo kiểu chữ tam gồm ba nhà liên kết nhau: tiền đường, chính diện và hậu cung. Đỉnh bờ mái trước mặt chùa có ghi ba chữ: "Quan Thánh tự". Vào lần trùng tu thời Khải Định năm 1920 kiến trúc chùa đã có sự thay đổi.

Chùa có 6 văn bia chữ Nho chia làm 2 loại: loại có niên hiệu Thành Thái thứ 7 (năm 1895) và văn bia niên hiệu Khải Định Canh Thân (năm 1920) là các năm trùng tu chùa.

Là ngôi chùa cổ được bảo tồn khá nguyên vẹn ở Quảng Ngãi, nơi có sự kết giao thoa giữa kiến trúc của người Việt và người Hoa (vì kèo chồng rường chày cối vì kèo chồng rường giả thủ - miền Trung; vì kèo cánh ác cột trốn trính chuyền - đồng bằng Bắc Bộ; vì kèo chồng rường trái bí - phong cách Hoa Bắc, Trung Quốc), chùa Ông Thu Xà đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và du lịch công nhận bằng di tích quốc gia theo quyết định số 43 VH/QĐ ngày 7/1/1993.

Hàng năm vào dịp lễ hội văn hóa người Hoa diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh - lễ hội dành cho người Hoa tại Việt Nam tầm quốc gia do Bộ Văn hóa - Thể thao và du lịch tổ chức, Quảng Ngãi là một trong 27 địa phương trong toàn quốc tham dự lễ hội.
 

Về Menu

chùa ông chua ong tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

vi bac si thay doi quan niem ve thien sau khi 泰卦 tăng chuyến Bệnh khoái dùng thuốc Giải mã việc bạn luôn lo lắng sợ hãi tu viện key gompa tu thien 佛教中华文化 y nghia giao 阿修羅 khong 06 chuong 6 nhan nhuc nói về chuyện niêm hoa vi 간화선이란 Xác thien va nghe thuat bao ve hanh tinh Bánh Äón vãµ la Tầm 四念处的修行方法 bên trai Tưởng niệm vị Cao Tăng 102 tuổi con goi la phat tich lan công viên sáng loáng Tôn trọng sự sống của thai nhi ý nghĩa hoa sen trong phật giáo toan Dinh dưỡng từ nấm mộc bản kinh phật chùa vĩnh nghiêm Nhà Tưởng niệm Bồ tát Thích Quảng Đức ba mẫu chuyện đạo chủ tịch hđts của trung ương ghpgvn Tâm tình của Phật tử trong đêm diễu Đi chùa y nghia bo ben kia tuong rộng mở từ ái quan điểm của tôi đức đạt lai lạt ma nói về phật giáo niem hoa vi tieu chong giet vo Yoga tốt cho cả người lớn và trẻ em bất ngờ ceo thái hà books chân đất đi chÙa Ä Æ