Chùa Ông Thu Xà tên chữ Hán là Quan Thánh tự, hay Đại Tự Quan Thánh tọa lạc ở thị tứ Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi
Chùa Ông

Chùa Ông Thu Xà (tên chữ Hán là Quan Thánh tự, hay Đại Tự Quan Thánh) tọa lạc ở thị tứ Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi
Được xây dựng vào năm 1821, Minh Mạng năm thứ hai, do tứ bang Minh Hương: Phúc Kiến, Triều Châu, Hải Nam, Quảng Đông cùng nhau tạo lập.

Trải qua 4 lần trùng tu vào các năm 1881, 1894, 1920, 1991 với sự đóng góp tiền của quan lại triều nhà Nguyễn, thương gia và dân chúng ở Quảng Ngãi. Mặc dù nhiều lần trùng tu nhưng kiến trúc chùa vẫn giữ được nguyên vẹn.

Chùa thờ Quan Công ở gian chính diện, Phật Quan Âm Nam Hải ở gian hậu cung theo kiểu "Tiền thánh hậu Phật". Ngoài ra ở hậu cung còn có cụm tượng Thiên Hậu với Thiên Lý Nhãn, Thiên Lý Nhĩ, Cửu Thiên Huyền Nữ và cụm tượng Kim Đẩu với 12 bà mụ.

Tuy khiêm nhường so với các chùa do người Hoa tạo lập ở Hội An song ở đây lại có sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Hoa - Việt trong tổng thể chung với đường nét chạm trổ hết sức điêu luyện và công phu.

Chùa có bố cục chặt chẽ gồm: Cổng tam quan, Bình phong, Lầu chuông lầu trống. Trong nhà tiền đường có 18 cột chia làm ba gian hai chái. Kiến trúc theo kiểu chữ tam gồm ba nhà liên kết nhau: tiền đường, chính diện và hậu cung. Đỉnh bờ mái trước mặt chùa có ghi ba chữ: "Quan Thánh tự". Vào lần trùng tu thời Khải Định năm 1920 kiến trúc chùa đã có sự thay đổi.

Chùa có 6 văn bia chữ Nho chia làm 2 loại: loại có niên hiệu Thành Thái thứ 7 (năm 1895) và văn bia niên hiệu Khải Định Canh Thân (năm 1920) là các năm trùng tu chùa.

Là ngôi chùa cổ được bảo tồn khá nguyên vẹn ở Quảng Ngãi, nơi có sự kết giao thoa giữa kiến trúc của người Việt và người Hoa (vì kèo chồng rường chày cối vì kèo chồng rường giả thủ - miền Trung; vì kèo cánh ác cột trốn trính chuyền - đồng bằng Bắc Bộ; vì kèo chồng rường trái bí - phong cách Hoa Bắc, Trung Quốc), chùa Ông Thu Xà đã được Bộ Văn hóa - Thể thao và du lịch công nhận bằng di tích quốc gia theo quyết định số 43 VH/QĐ ngày 7/1/1993.

Hàng năm vào dịp lễ hội văn hóa người Hoa diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh - lễ hội dành cho người Hoa tại Việt Nam tầm quốc gia do Bộ Văn hóa - Thể thao và du lịch tổ chức, Quảng Ngãi là một trong 27 địa phương trong toàn quốc tham dự lễ hội.
 

Về Menu

chùa ông chua ong tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

คนเก ยจคร าน 別五時 是針 色登寺供养 随喜 己が身にひき比べて c峄 ma coc co tu mot trong nhung ngoi chua bac nhat 5 chet 每年四月初八 Mẹ 香炉とお香 Chọn và xử lý rau quả mùa khô Đừng bỏ qua củ cải đỏ trong ç¾ 市町村別寺院数 å Nghe mưa 供灯的功德 いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 phương thuốc nào cho 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 5 li giai nguyen nhan tai sao can tho cung 천태종 대구동대사 도산스님 giản อธ ษฐานบารม 佛经讲 男女欲望 tìm hiểu về phước báu thế gian và 陈光别居士 佛教書籍 di sản hay rác ca dhrtaka tứ ï¾ ï¼ đừng làm điều gì trái với lương tâm tim hieu ve phuoc bau the gian va phuoc dien tam hoc cach cua nguoi xua day trong viec giao duc minh đạo chính là tâm đạo tong quan ve nhung thu vien trong vuon hoa phat Thầy ơi 墓 購入 さいたま市 氷川神社 七五三 hòa thượng thích bình minh 1924 dieu ban chua biet ve lumbini Quảng Ninh Trang nghiêm giỗ Tổ Pháp Loa 浄土宗 2006 hoa thuong tuyen hoa ma cốc cổ tự một trong những ngôi chùa hầu ส วรรณสามชาดก châm ngôn và năm điều luật của gia