Chùa thường gọi là chùa Tháp, tọa lạc ở thôn Tức Mạc, xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định, tỉnh Nam Hà Chùa cách thành phố Nam Định khoảng 5km về phía Bắc
Chùa Phổ Minh

Chùa thường gọi là chùa Tháp, tọa lạc ở thôn Tức Mạc, xã Lộc Vượng, ngoại thành Nam Định, tỉnh Nam Hà. Chùa cách thành phố Nam Định khoảng 5km về phía Bắc.  Chùa được Vua Trần Thái Tông cho dựng vào năm 1262 ở phía Tây cung Trùng Quang phủ Thiên Trường. Các bản văn khắc trên bia cho biết chùa có từ thời Lý, được mở rộng với qui mô lớn vào thời Trần. Cụm kiến trúc chính của chùa bao gồm 9 gian tiền đường gắn với thiêu hương 3 gian, thượng điện 3 gian. Qua sân hẹp, dãy ngang 11 gian kết hợp với hành lang mỗi bên 11 gian tạo thành quần thể "Nội Công Ngoại Quốc". 
 

Chùa Phổ Minh mở đầu kiến trúc Phật giáo thời Trần. Các công trình kiến trúc và chạm khắc ở đây còn giữ được dấu ấn của thời Trần, thời Mạc như: bộ cánh cửa bằng gỗ lim, tháp Phổ Minh, đôi sấu ở tam quan, rồng ở thành bậc tiền đường, tháp và tượng Bà chúa Mạc, v.v...

Tháp Phổ Minh gồm 14 tầng, cao 21,2m, mặt quay hướng Nam, mặt bằng được bố cục vuông, cạnh đáy của đế dài 5,21m, cửa các tầng ở 4 phía được trổ theo lối cuốn tò vò. Sách Mỹ thuật của người Việt (Hà Nội, 1989) cho biết ban đầu 13 tầng trên được xây bằng gạch trần hòn sắc đỏ au trên nền cây xanh mướt. Một thương gia giàu có đã bỏ tiền trát vữa lên 13 tầng đó.

Dạng kiến trúc của tháp là dạng trung gian giữa loại tháp hoa sen (phần trên) và tháp tu-di-tọa (phần đế). Tháp là một trong những nơi thờ xá-lợi Trần Nhân Tông. Chùa đã được trùng tu nhiều lần, lần đại tu mới nhất là các năm 1994-1995. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.





Chùa Phổ Minh còn có tên là chùa Tháp. Chùa ở thôn Tức Mặc, ngoại thành thành phố Nam Định - vùng quê này là quê hương của các vua Trần. Sau khi vương triều Trần được thành lập, liên tục trong mấy chục năm, nhiều cung diện, dinh thự, đền miếu, chùa chiền đã được xây dựng trên đất này. Theo lời văn khắc trên bia đá và chuông đồng thì chùa vốn có từ thời Lý. Tuy đã nhiều lần tu bổ nhưng chùa vẫn còn giữ được nhiều dấu tích nghệ thuật đời Trần.

Cụm kiến trúc chính của chùa bao gồm 9 gian tiền đường, 3 gian thiêu hương, toà thượng điện cũng 3 gian nhưng rộng hơn, xếp theo hình chữ "công". Bộ cửa gian giữa nhà tiền đường gồm 4 canh bằng gỗ lim, to dày, chạm rồng, sóng nước, hoa lá và văn hoa hình học.

Hai cánh ở giữa chạm đôi rồng lớn chầu mặt trời trong khuôn hình lá đề, được coi là một tác phẩm điêu khắc khá hoàn mỹ. Cũng như đôi sấu đá trên thành bậc tam quan và đôi rồng trên thành bậc gian giữa tiền đường, bộ cánh cửa này còn giữ được những dấu ấn của nghệ thuật chạm khắc đời Trần

Trong chùa có bày tượng Trần Nhân Tông nhập Niết Ban (tượng nằm); tượng Trúc Lâm tam tổ dưới bóng trúc; một số tượng Phật đẹp lộng lẫy. Chuông lớn của chùa có khắc bản văn "Phổ Minh đỉnh tự" đúc năm 1796 - chùa vốn có một vạc lớn, sử sách coi là một trong bốn vật báu ở nước ta (An Nam tử khí, nay không còn).

Phía trước tiền đường là một công trình kiến trúc quý thời Trần, còn được bảo tồn khá nguyên vẹn, đó là tháp Phổ Minh, dựng năm 1305, tháp cao khoảng 17m, gồm 14 tầng. Một số công trình kiến trúc bài trí khác đã làm tô thêm vẻ đẹp của chùa Phổ Minh, như 3 gian tam quan khung gỗ, tường gạch, mái ngói rêu phong, cổ kính với bức hoành phong đề 4 chữ lớn.

"Đại hùng bảo điện" và thành bậc thèm ở chính giữa có chạm đôi sấu đá rất sống động, hai hồ tròn thả sen nằm đăng đối hai bên lối đi dẫn vào chùa; hai nhà bia xinh xắn nép dưới bóng cổ thụ; trụ đá tám cạnh có khắc lời tụng niệm; bát hương tạc hình hoa sen, mỗi cánh sen có tạc một tượng Phật như ngồi trên toà sen.

Về Menu

chùa phổ minh chua pho minh tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Ăn chay ngày rằm ở quán Ngoại ô 虹の橋 ト妥 Phở cuốn chay Saigon đối Từ thiện tà o Thơm miệng với trà bưởi mật ong Mẹ hiếu 仏壇 拝む 言い方 什么是佛度正缘 Tự 供灯的功德 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 giao nhĩ căn viên thông hay là pháp môn quán cảm nhận Ngày của mẹ Nữ giới Phật giáo Những tấm gương ap dung quyen binh dang gioi nhu duc phat thich ca có ai ở đời mãi đâu mà giận với DÃƒÆ trị bệnh sỏi mật lam the nao co the an lac va can bang tam ly trong Lược sử Nữ tôn giả Mahàpajàpati Gotami sïa çn vai trò của người phụ nữa trong việc 自悟得度先度人 Trung thái chua quan am tu æ³ ä¼a tướng giới của 有人願意加日我ㄧ起去 người có công đưa phật giáo vào học 班禅额尔德尼 nhị một cua Lưu ý khi ăn gạo lứt muối mè tin tuc phat giao 地藏經 tu em lÃ Æ ai さいたま市 氷川神社 七五三 อธ ษฐานบารม