Chùa còn được gọi là chùa Phù Cừ, tọa lạc ở chân núi Bình San, phường Bình San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang ĐT 077 852191 Chùa thuộc hệ phái Bắc tông
Chùa Phù Dung

Chùa còn được gọi là chùa Phù Cừ, tọa lạc ở chân núi Bình San, phường Bình San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. ĐT: 077.852191. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
 
Sách Lược sử những ngôi chùa ở Kiên Giang (TT. Thích Giác Phước chủ biên, NXB. TP. Hồ Chí Minh, 2002) cho biết chùa trước đây có tên là Phù Cừ Am Tự, do Tổng trấn Hà Tiên là Mạc Thiên Tích xây dựng vào năm 1750 cho người vợ thứ là bà Thứ Cơ, thế danh Nguyễn Thị Xuân, hiệu là Từ Thành Thục Nhơn, ở tu. Năm 1761, bà qua đời.

Đến năm 1771, chùa bị hư hại nặng do chiến tranh, chỉ còn tòa Ngọc Hoàng Bửu điện. Bấy giờ chùa không có trụ trì.

Năm 1846, Hòa thượng Thích Bửu Châu, từ Trung Quốc đến hành đạo ở vùng Hà Tiên được Phật tử địa phương cung thỉnh về trụ trì ngôi chùa đã được dựng lên sơ sài. Ngài viên tịch tại chùa năm 1869. Nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường cho biết chùa xưa ở núi Nai, được dời về gần mộ bà Phù Cừ thời gian này. Phù Cừ là tên của một giống sen trắng.

Ngài Diệu Lý (dòng Lâm Tế Gia Phổ đời 39) được Hòa thượng Thích Nhất Thừa (trụ trì chùa Tây An, Châu Đốc) cử về trụ trì từ năm 1869 đến năm 1892. Hòa thượng Thích Diệu Lý viên tịch, chùa lại không có trụ trì.

Đến năm 1910, Hòa thượng Thích Hoằng Đạo (dòng Lâm Tế Gia Phổ đời 39), đệ tử của Hòa thượng Thích Nhất Thừa, được cử đến trụ trì. Ngài đã cho xây lại ngôi chùa và đổi tên là chùa Phù Dung. Ngôi chùa hoàn thành vào ngày 7 – 2 năm Kỷ Mão (1939) thì ngài viên tịch, trụ thế 70 năm.

Trụ trì kế tiếp là Hòa thượng Thích Thiền Quang (dòng Lâm Tế Gia Phổ đời 40), ngài là một nhà sư yêu nước và là một thầy thuốc nổi tiếng trong vùng. Ngài viên tịch năm 1951. Hòa thượng Thích Phước Quang (dòng Lâm Tế Gia Phổ đời 40) tiếp tục trụ trì đến năm 1964 thì viên tịch tại chùa. 11 năm kế tiếp, nhiều vị về trụ trì chùa, nhưng không vị nào trụ trì được lâu.

Năm 1975, Thượng tọa Thích Nhật Quang (dòng Lâm Tế Gia Phổ đời 41) về trụ trì chùa đến ngày nay. Thượng tọa đã cho trùng tu ngôi chùa trở thành ngôi già lam thắng tích của vùng đất du lịch nổi tiếng Hà Tiên.
 
Sân trước chùa có tượng đài Bồ tát Quán Thế Âm.
  Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Ở giữa thờ tượng đức Phật Thích Ca (bằng đồng) và hai vị đại đệ tử Ca Diếp, A Nan hai bên. Kế tiếp là tượng đức Phật Thích Ca và tượng Đản sanh. Hai bên vách có gắn 4 bức phù điêu lớn (mỗi tấm cao 1,3m, ngang 2,3m) minh họa bốn Phật tích: Đản sanh, Xuất gia, Thuyết pháp và nhập Niết bàn.
Ở nhà tổ có điện thờ bà Phù Cừ.
 
Đặc biệt, ở sân sau chùa có điện thờ Ngọc Hoàng. Trên gác có thờ bộ tượng cổ Ngọc Hoàng – Nam Tào – Bắc Đẩu được làm bằng cốt tre phủ giấy thơm ngoài rồi sơn son thếp vàng.
 

Sau chùa, ở chân núi Bình San, có ngôi mộ bà Phù Cừ (1720 – 1761), được người đời gọi là mộ bà Dì Tự. Bà mất vào ngày Rằm tháng hai năm Tân Tỵ. Tương truyền, trước khi lâm chung, bà để lại bài thơ sau:
 
Xuất xứ trần nê cảnh giới tiền
Ung dương thanh bạch đối viêm thiên
Xuân thu nùng đạm quần phương phố
Cao khiết hà như dạ chiếu liên.

 
Dịch nghĩa:   Vươn khỏi bùn nhơ thoát vươn lên
Phô lòng trong trắng giữa thiên nhiên
Xuân thu đậm nhạt bao hồng tía
Đừng sánh thanh cao với đóa sen.

(Trích trong bài Sự tích chùa Phù Dung của Thượng tọa Thích Nhật Quang)
Chùa là một danh lam ở Hà Tiên. Hằng ngày, chùa đón tiếp rất nhiều du khách đến chiêm bái.
 

Về Menu

chùa phù dung chua phu dung tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

白佛言 什么意思 ภะ モダン仏壇 墓参り お仏壇 飾り方 おしゃれ Ä Æ Ngừng thở khi ngủ ảnh hưởng xấu tt 人鬼和 quang ngu cua quoc su tue trung o nam duong 曹村村 所住而生其心 雀鸽鸳鸯报是什么报 Chạy trúc lâm yên tử bang dia thuyet giang æ ä½ å 仏壇 おしゃれ 飾り方 曹洞宗青年联盟 曹洞宗 長尾武士 Tổ 閩南語俗語 無事不動三寶 hạnh phúc ở đâu đó quanh đây thôi 否卦 Dưới bóng Từ bi Món chay Cuốn diếp tam quan trong cua chanh ngu trong doi song hang ทาน 南懷瑾 如果相信心中有情 加持成佛 是 上座部佛教經典 chùa mật đa บทสวด Pháp 五十三參鈔諦 giá trị tư tưởng thiền học bài phật 华严经解读 tích ï¾ï½ 淨界法師書籍 一息十念 不空羂索心咒梵文 vi sao toi theo dao phat 12 nha bao hoang anh ç 皈依的意思 念空王啸 bì cuốn chay 般若心経 読み方 区切り 根本顶定 Chiếc túi của ông lão ăn xin