Chùa còn được gọi là chùa Phù Cừ, tọa lạc ở chân núi Bình San, phường Bình San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang ĐT 077 852191 Chùa thuộc hệ phái Bắc tông
Chùa Phù Dung

Chùa còn được gọi là chùa Phù Cừ, tọa lạc ở chân núi Bình San, phường Bình San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. ĐT: 077.852191. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
 
Sách Lược sử những ngôi chùa ở Kiên Giang (TT. Thích Giác Phước chủ biên, NXB. TP. Hồ Chí Minh, 2002) cho biết chùa trước đây có tên là Phù Cừ Am Tự, do Tổng trấn Hà Tiên là Mạc Thiên Tích xây dựng vào năm 1750 cho người vợ thứ là bà Thứ Cơ, thế danh Nguyễn Thị Xuân, hiệu là Từ Thành Thục Nhơn, ở tu. Năm 1761, bà qua đời.

Đến năm 1771, chùa bị hư hại nặng do chiến tranh, chỉ còn tòa Ngọc Hoàng Bửu điện. Bấy giờ chùa không có trụ trì.

Năm 1846, Hòa thượng Thích Bửu Châu, từ Trung Quốc đến hành đạo ở vùng Hà Tiên được Phật tử địa phương cung thỉnh về trụ trì ngôi chùa đã được dựng lên sơ sài. Ngài viên tịch tại chùa năm 1869. Nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường cho biết chùa xưa ở núi Nai, được dời về gần mộ bà Phù Cừ thời gian này. Phù Cừ là tên của một giống sen trắng.

Ngài Diệu Lý (dòng Lâm Tế Gia Phổ đời 39) được Hòa thượng Thích Nhất Thừa (trụ trì chùa Tây An, Châu Đốc) cử về trụ trì từ năm 1869 đến năm 1892. Hòa thượng Thích Diệu Lý viên tịch, chùa lại không có trụ trì.

Đến năm 1910, Hòa thượng Thích Hoằng Đạo (dòng Lâm Tế Gia Phổ đời 39), đệ tử của Hòa thượng Thích Nhất Thừa, được cử đến trụ trì. Ngài đã cho xây lại ngôi chùa và đổi tên là chùa Phù Dung. Ngôi chùa hoàn thành vào ngày 7 – 2 năm Kỷ Mão (1939) thì ngài viên tịch, trụ thế 70 năm.

Trụ trì kế tiếp là Hòa thượng Thích Thiền Quang (dòng Lâm Tế Gia Phổ đời 40), ngài là một nhà sư yêu nước và là một thầy thuốc nổi tiếng trong vùng. Ngài viên tịch năm 1951. Hòa thượng Thích Phước Quang (dòng Lâm Tế Gia Phổ đời 40) tiếp tục trụ trì đến năm 1964 thì viên tịch tại chùa. 11 năm kế tiếp, nhiều vị về trụ trì chùa, nhưng không vị nào trụ trì được lâu.

Năm 1975, Thượng tọa Thích Nhật Quang (dòng Lâm Tế Gia Phổ đời 41) về trụ trì chùa đến ngày nay. Thượng tọa đã cho trùng tu ngôi chùa trở thành ngôi già lam thắng tích của vùng đất du lịch nổi tiếng Hà Tiên.
 
Sân trước chùa có tượng đài Bồ tát Quán Thế Âm.
  Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Ở giữa thờ tượng đức Phật Thích Ca (bằng đồng) và hai vị đại đệ tử Ca Diếp, A Nan hai bên. Kế tiếp là tượng đức Phật Thích Ca và tượng Đản sanh. Hai bên vách có gắn 4 bức phù điêu lớn (mỗi tấm cao 1,3m, ngang 2,3m) minh họa bốn Phật tích: Đản sanh, Xuất gia, Thuyết pháp và nhập Niết bàn.
Ở nhà tổ có điện thờ bà Phù Cừ.
 
Đặc biệt, ở sân sau chùa có điện thờ Ngọc Hoàng. Trên gác có thờ bộ tượng cổ Ngọc Hoàng – Nam Tào – Bắc Đẩu được làm bằng cốt tre phủ giấy thơm ngoài rồi sơn son thếp vàng.
 

Sau chùa, ở chân núi Bình San, có ngôi mộ bà Phù Cừ (1720 – 1761), được người đời gọi là mộ bà Dì Tự. Bà mất vào ngày Rằm tháng hai năm Tân Tỵ. Tương truyền, trước khi lâm chung, bà để lại bài thơ sau:
 
Xuất xứ trần nê cảnh giới tiền
Ung dương thanh bạch đối viêm thiên
Xuân thu nùng đạm quần phương phố
Cao khiết hà như dạ chiếu liên.

 
Dịch nghĩa:   Vươn khỏi bùn nhơ thoát vươn lên
Phô lòng trong trắng giữa thiên nhiên
Xuân thu đậm nhạt bao hồng tía
Đừng sánh thanh cao với đóa sen.

(Trích trong bài Sự tích chùa Phù Dung của Thượng tọa Thích Nhật Quang)
Chùa là một danh lam ở Hà Tiên. Hằng ngày, chùa đón tiếp rất nhiều du khách đến chiêm bái.
 

Về Menu

chùa phù dung chua phu dung tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

饿鬼 描写 thuong 천태종 대구동대사 도산스님 激安仏壇店 Ngụ ngôn lá ç æŒ Con đầy là lúc mẹ vơi ก จกรรมทอดกฐ น Chìa 陧盤 ti คนเก ยจคร าน ไๆาา แากกา ประสบแต ความด Dấu yêu quẠcáo Dấu yêu Mẹ Và một chuyến đi 築地本願寺 盆踊り giữ giới là con đường tươi sáng cho tai vào 必使淫心身心具断 每年四月初八 仏壇 おしゃれ 飾り方 僧人食飯的東西 墓地の販売と購入の注意点 nếu có ai mượn tiền con hãy nói điều 飞来寺 Thiền sư ở đâu お仏壇 お供え りんの音色 chua bat thap 別五時 是針 市町村別寺院数 chùa trấn quốc nằm trong top những ngôi อธ ษฐานบารม อ ตาต จอส 簡単便利 戒名授与 水戸 khong toan tinh cang huong dai phuc trống お墓参り 佛教算中国传统文化吗 金宝堂のお得な商品 度母观音 功能 使用方法 mot thai do tam linh chuan bi vung vang hon cung háºnh 僧人为什么出家