Chùa Phúc Lâm, thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm, huyện Nà Hang là một trong những nơi ẩn chứa các dấu tích của một nền văn hoá xưa đầy tự hào, toạ lạc trên
Chùa Phúc Lâm

Chùa Phúc Lâm, thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm, huyện Nà Hang là một trong những nơi ẩn chứa các dấu tích của một nền văn hoá xưa đầy tự hào, toạ lạc trên...

Chùa Phúc Lâm, thôn Nà Tông, xã Thượng Lâm, huyện Nà Hang là một trong những nơi ẩn chứa các dấu tích của một nền văn hoá xưa đầy tự hào, toạ lạc trên một khu đất cao, rộng, thoáng đãng và bằng phẳng dưới chân núi Chùa, mang phong cách kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc từ thời Trần thế kỷ XIII - XIV.

 

Những bức tượng gỗ quý trong chùa Phúc Lâm
Khuôn viên của chùa Phúc Lâm nằm trên gò đất rộng khoảng 600m², hiện nay, trên nền cũ của ngôi chùa vẫn còn bình đồ kiến trúc khởi nguyên của nó. Nền móng có hình chữ Đinh, gồm hai đơn nguyên kiến trúc là toà Tiền đường và toà Thượng điện. Chùa Phúc Lâm ngoài thờ Phật còn thờ các vị thần bản địa, gắn bó trực tiếp với cuộc sống thường nhật của người dân nơi đây. Đây cũng là một nét sinh hoạt tín ngưỡng độc đáo tại một ngôi chùa vùng cao.


Tại chùa Phúc Lâm, các chuyên gia cũng đã phát hiện tổ hợp các mảnh tháp đất nung gồm: mái tháp, thân tháp, đế tháp và các mảng phù điêu trang trí kiến trúc với các chủ đề như: rồng, chim phượng hoàng, mảnh tháp có trang trí hình cánh sen cách điệu ở đế tháp. Các mảng phù điêu hình rồng mang đặc trưng tranh rồng thời Trần như: bờm chải ngược uốn cong hướng lên trên đỉnh đầu, mắt mở to, chân có 3 móng vuốt... các hiện vật được tạo dáng hình khoẻ khoắn, đường nét điêu khắc rõ ràng. Đặc biệt, một góc của tầng tháp đất nung có trang trí hình chim thần Garadu đang trong tư thế vươn mình lên, giơ 2 tay đỡ lấy mái tháp rất sống động.
  Chùa Phúc Lâm hiện nay do nhân dân trong vùng dựng lên trên nền đất cũ theo hướng Tây Nam, xung quanh được bao bọc bởi dãy núi Thượng Lâm trùng điệp với nhiều huyền thoại. Chùa được dựng bằng gỗ, ở vị trí chính giữa toà Tam bảo của ngôi chùa xưa, kiến trúc hình chữ Nhất theo phong cách kiến trúc cổ Việt Nam, gồm một gian hai chái, mái lợp lá cọ. Hai gian Tiền đường của chùa là hai pho tượng thờ đặt ở vị trí sát vách, tượng được làm bằng gỗ, để mộc, không sơn son thếp vàng. Giữa Tiền đường là nơi đặt hương án, phía sau là tòa Tam bảo.
 
Các pho tượng ở đây đều được tạc bằng gỗ, để mộc ở tư thế ngồi thiền. Các pho tượng mang nhiều nét của cư dân văn hoá vùng cao, không được chạm khắc trau chuốt, đường nét không mềm mại nhưng rất có hồn, dáng vẻ tự nhiên. Theo các nhà khảo cổ thì các pho tượng này có niên đại khoảng thế kỷ XIV, là một trong số ít tượng thờ được phát hiện ở vùng núi phía bắc có niên đại sớm.

Về Menu

chùa phúc lâm chua phuc lam tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Thiếu vitamin D có thể gây ra đau 経å thầy ơi tim cach tri lieu khi trai tim da bi ton thuong Cuối thu đi thưởng trà ở Tâm trà quán 9 lưu ý quan trọng cho người ăn chay おりん 木魚のお取り寄せ î ï tột cùng của luân hồi là khổ đau 写経 Món chay mùa Phật Đản giao chiêm ngưỡng tượng phật bằng vàng Nửa ngày qua đất Phật Sức 如闻天人 พระอ ญญาโกณฑ ญญะ nhà ŠTrần Nhân Tông Dụng nhân như dụng こころといのちの相談 浄土宗 Đâu chỉ bạc hà mới chua Trà đạo của Châu Quang Marata Juko 繰り出し位牌 おしゃれ thay ro kho de bot kho Xá tội vong nhân Điều trị ADHD Thuốc không phải giải äºŒä ƒæ chua ly quoc su Trang nghiêm tưởng niệm Tổ sư Minh Hải Cà chua สต 5 bi quyet giu gin hanh phuc gia dinh thanh hóa tưởng niệm phật hoàng và thiền sư ni diệu nhân với bài kệ 浄土宗のお守り お守りグッズ Thể Linh cảm ứng Quán Thế Âm Bá n Rau cải xào nấm hương Thanh âm mùa hạ Đậu hũ hấp Món chay ngon mùa lễ Tết Các loại thực phẩm có lợi và hại cho 陈光别居士 Bảo quản rau củ quả Gói lạnh 妙性本空 无有一法可得 chテケa あんぴくんとは pháp môn tịnh độ 大法寺 愛知県 công