Chùa tọa lạc tại xã Phú Nhuận, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang
Chùa Phước Lâm

Chùa tọa lạc tại xã Phú Nhuận, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Từ thành phố Hồ Chí Minh, theo quốc lộ 4 đến Cai Lậy, đi tiếp khoảng 7km đến cầu Phú Nhuận, quẹo phải theo đường vào cầu Rạch Cá Rắn, đi hơn 2km thì đến chùa. ĐT: 073.829223. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Tư liệu của chùa cho biết, chùa được thành lập vào hậu bán thế kỷ XVIII. Theo một số nhà nghiên cứu hiện nay, chùa được ngài Trừng Trữ, hiệu Quảng Huệ, khai sơn vào khoảng giữa thế kỷ XIX. Ngài tịch vào ngày 17 tháng 9 năm Đinh Hợi (1887). Về sau, ngài Khánh Huy về trụ trì, đã cho tái thiết ngôi chùa vào năm 1921, khai Trường Hương từ năm 1923. Ngài là vị cao tăng, học rộng đức cao, có nhiều đệ tử ở khắp nơi. Vào năm 1932, ngài dự kiến đại trùng tu ngôi chùa, để có chỗ rộng rãi cho chư tăng các nơi về tu học, nhưng vì nhân duyên đã mãn, ngài viên tịch, nên việc trùng tu phải đình lại. Kế thế trụ trì là ngài Tịnh Biên – Nguyên Đắc (1932 – 1960), ngài Nguyên Trí – Tịnh Trí (1960 – 1974) và Tỳ kheo ni Nguyên Hiền (1974 – 1987) đều có tổ chức trùng tu.

Từ năm 1987, Đại đức Thích Minh Trí về trụ trì ngôi chùa, đã tổ chức sửa chữa dần ngôi cổ tự đã xuống cấp do liên tục bị lũ lụt. Hai năm 1988 – 1989, Đại đức đã cho xây dựng lại ngôi chánh điện, đúc tượng Phật, xây cất nhà tổ và nhà giảng...

Đến năm 1996, gia đình phật tử Trần Ngọc Minh – Nguyễn Thị Thu đã phát tâm hỷ cúng việc tái thiết chánh điện ngôi già lam cổ tự Phước Lâm. Lễ khánh thành đã được nhà chùa tổ chức trọng thể vào 3 ngày: 22, 23, 24 – 4 – 1998 (26, 27, 28 tháng 3 năm Mậu Dần).

Ngôi chùa ngày nay tọa lạc trong một khuôn viên rộng 2ha, được xây dựng bằng vật liệu kiên cố.

Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Chính giữa thờ đức Phật Thích Ca tọa thiền trên Kim Cang tòa. Tượng đức Phật cao 3,5m, nặng hơn 1 tấn, đúc tại chùa năm 1998. Hai bên điện Phật là phù điêu hai vị Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền, cùng sáu bức phù điêu về lịch sử đức Phật Thích Ca: Đản sanh, xuất gia, cắt tóc, thành đạo, chuyển pháp luân, nhập niết bàn. Chùa còn lưu giữ nhiều tấm biển, câu đối, tượng thờ, long vị cổ.

Phước trạch khánh do tâm hòa hiệp thập phương tâm thành tâm đồng chú nguyện.
Lâm tùng huy tại giác thượng kỳ tứ chúng giác viên giác phổ hương triêm.
(câu đối năm 1923)

Chùa Phước Lâm là ngôi tổ đình của chi phái thiền Liễu Quán ở nhiều tỉnh phía Nam
 

Về Menu

chùa phước lâm chua phuoc lam tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

cong nghiep rong choi ben bo vuc tham Những bóng hồng của dinh Độc Lập sơ lược sự khác biệt giữa thiền nhà con người và triết lý nhân sinh cách sống để cuộc đời bạn tràn nguyên lý hòa bình trong phật giáo đại TT Huế Lễ húy nhật Tổ khai sơn tổ Cảm niệm ngày Phật đản 四重恩是哪四重 还愿怎么个还法 tâm của mỗi người chính là phong thủy phải có con mắt trạch pháp khi nghe kinh àn Omega 3 thật sự có lợi cho tim mạch chua phra si sanphet hang ngan ngon nen lung linh tuong nho ve cha va gởi người mẹ yêu dấu của con Tâm Ẩm thực chung cuoc viết bằng cả yêu thương 1993 Thuốc giảm cân không giảm cân còn gây Chùa Thần Quang 30 dieu khong nen tiep tuc lam voi ban than An chay cau chuyen ve nha su tai Thế Cơm gạo lứt trộn nấm lễ hằng thuận và công tác hoằng pháp bố thí thế nào để lòng bình an lợi ích của pháp tu lạy phật Đi bộ 20 phút mỗi ngày để giảm viêm Bơi lội tốt cho sức khỏe và hoạt ý nghĩa chữ vạn trong phật giáo quan thế âm 修妬路 Màu hoa mạn đà la chỉ là hiện tượng mê 妙蓮老和尚 sám hối và thiền quán Thiền sư Mộc Trần Đạo Mân çŠ Yoga có tác dụng chống oxy hóa Làm thế nào để phòng tránh bệnh tim suy ngẫm đôi điều về sự tiếp cận Đà chân nguyên nam mô cầu sám hối bồ tát Quả lựu có công dụng trị bệnh vì sao người dân bhutan không sợ chết