Chùa tọa lạc tại xã Phú Nhuận, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang
Chùa Phước Lâm

Chùa tọa lạc tại xã Phú Nhuận, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Từ thành phố Hồ Chí Minh, theo quốc lộ 4 đến Cai Lậy, đi tiếp khoảng 7km đến cầu Phú Nhuận, quẹo phải theo đường vào cầu Rạch Cá Rắn, đi hơn 2km thì đến chùa. ĐT: 073.829223. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Tư liệu của chùa cho biết, chùa được thành lập vào hậu bán thế kỷ XVIII. Theo một số nhà nghiên cứu hiện nay, chùa được ngài Trừng Trữ, hiệu Quảng Huệ, khai sơn vào khoảng giữa thế kỷ XIX. Ngài tịch vào ngày 17 tháng 9 năm Đinh Hợi (1887). Về sau, ngài Khánh Huy về trụ trì, đã cho tái thiết ngôi chùa vào năm 1921, khai Trường Hương từ năm 1923. Ngài là vị cao tăng, học rộng đức cao, có nhiều đệ tử ở khắp nơi. Vào năm 1932, ngài dự kiến đại trùng tu ngôi chùa, để có chỗ rộng rãi cho chư tăng các nơi về tu học, nhưng vì nhân duyên đã mãn, ngài viên tịch, nên việc trùng tu phải đình lại. Kế thế trụ trì là ngài Tịnh Biên – Nguyên Đắc (1932 – 1960), ngài Nguyên Trí – Tịnh Trí (1960 – 1974) và Tỳ kheo ni Nguyên Hiền (1974 – 1987) đều có tổ chức trùng tu.

Từ năm 1987, Đại đức Thích Minh Trí về trụ trì ngôi chùa, đã tổ chức sửa chữa dần ngôi cổ tự đã xuống cấp do liên tục bị lũ lụt. Hai năm 1988 – 1989, Đại đức đã cho xây dựng lại ngôi chánh điện, đúc tượng Phật, xây cất nhà tổ và nhà giảng...

Đến năm 1996, gia đình phật tử Trần Ngọc Minh – Nguyễn Thị Thu đã phát tâm hỷ cúng việc tái thiết chánh điện ngôi già lam cổ tự Phước Lâm. Lễ khánh thành đã được nhà chùa tổ chức trọng thể vào 3 ngày: 22, 23, 24 – 4 – 1998 (26, 27, 28 tháng 3 năm Mậu Dần).

Ngôi chùa ngày nay tọa lạc trong một khuôn viên rộng 2ha, được xây dựng bằng vật liệu kiên cố.

Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Chính giữa thờ đức Phật Thích Ca tọa thiền trên Kim Cang tòa. Tượng đức Phật cao 3,5m, nặng hơn 1 tấn, đúc tại chùa năm 1998. Hai bên điện Phật là phù điêu hai vị Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền, cùng sáu bức phù điêu về lịch sử đức Phật Thích Ca: Đản sanh, xuất gia, cắt tóc, thành đạo, chuyển pháp luân, nhập niết bàn. Chùa còn lưu giữ nhiều tấm biển, câu đối, tượng thờ, long vị cổ.

Phước trạch khánh do tâm hòa hiệp thập phương tâm thành tâm đồng chú nguyện.
Lâm tùng huy tại giác thượng kỳ tứ chúng giác viên giác phổ hương triêm.
(câu đối năm 1923)

Chùa Phước Lâm là ngôi tổ đình của chi phái thiền Liễu Quán ở nhiều tỉnh phía Nam
 

Về Menu

chùa phước lâm chua phuoc lam tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Bốn năm Thầy về chốn chơn thường Chùa Minh Thành Nơi níu chân những người Tùy bút Đến hẹn lại lên 26 con duong cua nen va hoa co hay khong mot tinh yeu chan that Về mẹ thân yêu de tro thanh mot con nguoi tuong doi hoan hao cau chuyen ve tam phat hÃ Æ nh cuộc sống và tâm linh Chùa Phú Thạnh Chùa Truông di tim net dep van hoa ung xu Lào Tưởng niệm Đức Đệ nhất Pháp le phat dan va su anh huong van hoa trung hoa ném dao thành phật Hà Nội Tưởng niệm cố Trưởng lão vÑn đi tìm nét đẹp văn hóa ứng xử Bệnh nấc cụt Hiccup phước đức khác công đức như thế nào xin cùng nhau bảo vệ truyền thông chân cầu siêu và tạo phước để hồi Phở chay yêu thương cha oi con them duoc mot lan nghe tieng cha tra Thương dáng chợ quê phu nu hoc kinh phat la dang tich duc cho chong le hang thuan duoi goc nhin cua mot vi giao su su làm thế nào để có một đời sống Những nỗi sợ hãi cần vượt qua níu được gì đẻ Trường trung học chuyên khoa Bưởi 1908 Dùng sữa đậu nành để xay sinh tố ngoi chua trong tam mối liên hệ giữa thầy và trò trong Mất ngủ biểu hiện và cách điều trị niet ban the nao goi la nhin sau làm thế nào để thuyết phục bố mẹ Béo Mẹo giữ tươi màu rau củ trái cây sau Dự cảm về ngũ tịnh nhục moi lien he giua thay va tro trong nep song thien dối nhân vía đức bồ tát quán thế âm 19 trí học cách thiền qua việc nói chuyện đạo Lưu ý khi ăn đậu nành xúng xính đi chùa định nghĩa yêu thương