Chùa Quán Sứ
Chùa Quán Sứ

Chùa ở số nhà 73 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. xưa kia nơi đây thuộc thôn Yên Tập, huyện Thọ Xương, Thăng Long. Vào thời vua Lê Thế Tông, các nước Chiêm Thành, Ai Lao thường cử người sang chiều cống nước ta, nhà vua cho xây dựng một số ngôi nhà gọi

CHÙA QUÁN SỨ

Chùa ở số nhà 73 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

 
 Chùa ở số nhà 73 phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Xưa kia nơi đây thuộc thôn Yên Tập, huyện Thọ Xương, Thăng Long. Vào thời vua Lê Thế Tông, các nước Chiêm Thành, Ai Lao thường cử người sang chiều cống nước ta, nhà vua cho xây dựng một số ngôi nhà gọi là Quán Sứ, dùng làm nơi nghỉ ngơi cho các sứ Thần Lào, Chiêm Thành. . . khi đến Thăng Long. Vì các sứ than các nước đều sùng đạo Phật, nên nhà vua xây đựng một ngôi chùa cho các sứ Thần theo Phật giáo làm lễ, vì vậy chùa có tên là Quán Sứ.

cong chua quan su
  mat tien chua quan su
 
Chùa được xây dựng vào thế kỷ thứ 15, Theo bài văn của tiến sĩ Lê Duy Trung,  khắc trên tấm bia dựng năm 1855, thì đầu đời Gia Long (1802 – 1819), chùa gần đồn Hậu Quân, năm 1822, chùa được sửa sang để làm chỗ lễ bái cho quân nhân ở đồn này. Khi quân ở đồn này rút đi, chùa được trả lại cho dân làng. Nhà sư Thanh Phương trụ trì ở đây lúc bấy giờ mới làm thêm các hành lang, tô tượng, đúc chuông. Tiền đường của chùa thờ Phật, còn Hậu đường thờ vị quốc sư Minh Không thời Lý.
ngoi tam bao chua quan su

Năm 1934, Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ thành lập, chùa Quán Sứ được chọn làm trụ sở Trưng ương. Năm 1942, chùa được xây dựng lại theo bản thiết kế của 2 kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn và Nguyễn Xuân Tùng do chính Tổ Vĩnh Nghiêm duyệt.

mot goc chua quan su

Tam quan chùa có 3 tầng mái, chính giữa là lầu chuông, qua tam quan là một sân rộng lát gạch, bước lên 11 bậc thềm là tới chánh điện. Điện Phật được trang trí trang nghiêm, các pho tượng khá lớn và được sơn son thấp vàng lộng lay, Trong cùng thờ ba vị Tam Thế Phật, kế tiếp thờ Phật A-di-đa, hai bên thờ Quan Thế Âm và Đại Thế Chí, Bậc dưới, ở giữa thờ Phật Thích Ca, hai bên là A – Nam –Đà và Ca – diép, bậc dưới cùng thờ tượng Quan Âm và Địa Tạng. Gian bên Phải thờ Lý Quốc Sư ( tức Thiền sư Minh Không) với 2 thị giả. Gian bên trái thờ tượng Đức Ông và tượng Châu Sương, Quan Bình. Phía trong là Thư viện, giảng đường, nhà khách và tăng phòng
           
Hơn nửa thế kỷ nay, là nơi diễn ra nhiều sự kiện quan trọng của Phật Giáo Việt Nam, trong đó có sự thống nhất tổ chức Phật giáo trong nước và sự hòa nhập của Phật giáo Việt Nam với Phật giáo Thế giới. Chính nơi đaq6y ngày 13.5.1951( mồng 8 tháng 4 năm Tân Mão) lần đầu tiên lá cờ Phật giáo thế giới do Thượng tọa Tố Liên mang về từ Colombo đã xuất hiện trên bầu trời Hà Nội.  Hiện nay chùa là trụ sở của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Phân viện Nghiên cứu Phật học.

trải qua nhiều đởi trụ trì song không thấy tài liệu ghi chép. Từ năm 1974 - > 2011 là Hòa Thượng Thích Thanh Tứ trụ trì. Hòa thượng viên tịch vào lúc 8 giờ 15 phút ngày 26 tháng 11 năm 2011( Nhằm ngày 2 tháng 11 năm Tân Mão 2011), trụ thế 85 tuổi, hạ lập 65 năm.
 
TIỂU SỬ CỐ HÒA THƯỢNG THÍCH THANH TỨ

Hòa thượng Thích Thanh Tứ, thế danh Trần Văn Long (1927 – 2011), sư sinh ra trong một gia đình nghèo tại thôn Miêu Nha, xã Song Mai, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Sư là con thứ 3 của ông Trần Văn Đáo và bàNguyễn Thị Trỏ. Mẹ mất sớm khi sư lên 3 tuổi, từ nhỏ, sư thường theo sư phụ lên chùa làng làm công quảtích phước tạo duyên. Năm nên 6 tuổi, sư được Ni trưởng Thích Đàm Ân trụ trì chùa Nho Lâm, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên nhận về nuôi và cho đi học. Năm 12 tuổi sư xuất gia thụ giới Sa- di tại chùa Đống Long thuộc tổ đình Pháp Quang, thôn Thọ Ngãi, xã Tân Minh, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông.

Vào những năm1944 – 1945, người Nhật xâm chiếm Đông Dương, cùng với sự đô hộ của thực dân Pháp đã gây ra nạn đói tàn khốc, giết chết  hàng mấy triệu người. Trước viễn cảnh đó sư dần thiên về ảnh hưởng của Việt Minh. Tháng 3 năm 1945, sư tham gia phá kho thóc của Nhật đặt tại chùa Đống Long để cứu đói cho dân thường.

Trong Cách mạng tháng 8.1945, sư cũng tham gia vận động dân chúng trong vùng giành chính quyền dưới sự chỉ đạo của Việt Minh. Năm 1946, sư tham gia Ban chấp hành Phật giáo cứu quốc ờ Hưng Yên. Trong suốt thời gian kháng chiến chống Pháp, sư bí mật hoạt động cho Việt Minh. Từ tháng 1.1950 đến tháng 9.1951, sư tham gia lực lượng vũ trang Hưng Yên. Tháng 10.1951, sư bị chính quyền thực dân Pháp bắt giam, tra tấn và giải qua nhiều trại giam. Tháng 4.1953, chính quyền Pháp buộc phải trả tự do cho sư cùng 100 người khác.

Từ Năm 1955 – 1957, sư chăm lo Phật sự tại chùa Đống Long. Năm 1968, sư tham gia thành lập Tùng Lâm Phật giáo tỉnh Hưng Yên. Năm 1968, hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên hợp nhất, sư được sư tôn làm Chánh thư ký tỉnh hội. Từ năm 1974 – 1980, sư được suy cử làm Ủy viên Ban trị sự kiêm Chánh văn phòng Trung ương Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam và làm việc tại chùa Quán Sứ tứ đó.

Từ 1979 – 2011, sư kiêm nhiện nhiều chức sắc quan trọng của Giáo hội Phật Giáo VN như; Phó tổng thư ký kiêm Chánh văn phòng Giáo Hội Phật giáo VN. Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam – Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam- Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam, viện chủ trụ trì Tùng Lâm chùa Quán Sứ, chùa Châu Long, chùa Thọ Cầu, Chùa Bái Đính, Chùa Nho Lâm, Chùa Bình Kiều và tham gia các tổ chức xã hội khác. . .

Sư được xem là có nhiều công lao đóng góp cho Cách mạng Việt Nam, Cho Giáo hội Phật giáo Việt Nan và các tổ chức xã hội. Chính vì vậy; Sư được nhà nước phong tặng Huân chương Hồ Chí Minh – Huân chương kháng chiến hạng Nhất, hạng Nhì – Huân chương Độc lập hang Nhì – Huân chương Đại đoàn kết Dân tộc, và nhiều danh hiệu khác . . .


Bài và ảnh – Đình Quang


Về Menu

Chùa Quán Sứ

hay quan chieu de hoc cach buong xa tham san si vẫn ung dung ngồi thuơng hối khảo biện về kinh dược sư VÃÆ Đọc kinh sám hối tham thiền mac nhien hoa no lể 不空羂索心咒梵文 トO hoc phat chùa nhưng Ä Hạnh phúc 华严经解读 vi tet cua nhung dua con xa que vai Tuyệt xử cai Năm vo 大谷派 Cảm ơn bát nhã メス cẩm 持咒方法 nhân tướng xuat gia 寺院 募捐 chiếc dao Kinh A Di the tay trắng cuộc đời vô thường vô sï¾Îæ Từ bi và vị tha nâng đỡ sức khỏe con Chuyến tang lỗ dâm cam nhan phat dan dao duc ve su kiem che ky khat Cuộc vận động chống chế độ Ngô nguoi tu phat la nguoi tim ve nguon an lac giai se húy bàn giả nhung van nan trong dac thu biet truyen cua he việt nam Ä Ã³n có mẹ võ ba câu chuyện đáng suy ngẫm về triết ДГІ giá trị và nhân cách sống trong từng b瓊o