Đại Trí Độ nói là, thực tại, dù cho nó có mang tên gì đi nữa, dù cho nó có thêm lời bằng tiếng Tàu, Tây, Nhật, Hàn, Anh, Pháp, Đức , Ý, Ba Tư, Ấn độ, Thái Lan, Lào, Campuchia, Nepal, Tây tạng đi nữa, thực tại ấy vẫn là thực tại đơn thuần mà
Chùa Ta hay Chùa Tàu hở Ba ?

Đại Trí Độ nói là, thực tại, dù cho nó có mang tên gì đi nữa, dù cho nó có thêm lời bằng tiếng Tàu, Tây, Nhật, Hàn, Anh, Pháp, Đức , Ý, Ba Tư, Ấn độ, Thái Lan, Lào, Campuchia, Nepal, Tây tạng.... đi nữa, thực tại ấy vẫn là thực tại đơn thuần mà !

Trong Đại Trí Độ Luận, cuốn 41, tập 3, có phần Giải thích Phẩm Ba Giả thứ 7.

Phần giải thích này làm tôi cảm động thực sự, khi đọc và so sánh với bản Kinh Đại Bát Nhã Huyền Tráng , Bản kinh Hội thứ Nhất và cả bản Hội Hai , phần tương đương.

Thực sự , chẳng có gì là "thực" trên thế gian này, nhưng phải "ảo như thế" , mới thành thế gian thực .
 

Mấy ngày Tết, tôi cùng gia đình đi viếng các Chùa. Ở nhà, chúng tôi phát tâm đi 10 kiểng già lam, trong chỉ một ngày Mùng 2 tết mà thôi.

Chúng tôi ra đi từ mờ sương, cái lạnh giá thấm dần trong da thịt, nhưng trong lòng rất ấm áp khi nghĩ đến chốn già lam hương đăng hoa rực rỡ .

Vào từng chùa lạy Phật, nghỉ ngơi trong sân với nhiều người đi viếng , đôi khi ngồi mạn đàm với mấy vị Sư hay Ni, buổi trưa thọ trai cùng Tăng Ni và Phật tử, ..... như thế, mãi đến 11 giờ tối, chúng tôi mới về nhà, trong lòng thoải mái an vui trong thân xác ...rã rời.

Bổng nhiên, hai đứa bé , con tôi chợt hỏi : "Ba mình đi lầm chùa rồi !" – Gì ? – "Mình đi lầm Chùa Tàu rồi !"

- Chùa Việt mà, Sư hay Ni nói tiếng Việt mà, mình ăn chay món Việt mà !.

- Thế vì sao, trong ngoài chùa lại toàn tiếng Tàu. Cái hộp đựng cơm chay của con, cũng ghi chữ Việt bên ngoài, mà bên trong là xuất xứ Hàn quốc. Còn cái Chùa Việt Nam to đùng như thế, mà lại ghi bên ngoài bằng chữ Tàu, mà bên trong cũng chữ Tàu ? Con đi Thái, đi Campuchia, chùa của người ta đâu có chữ Tàu như chùa mình ? Ở Tiệp, con cũng thấy chùa Việt Nam, bằng chữ Việt mà ! Hồi con đi Nhật, Hàn cũng không có chữ Tàu mà !

- Ba, Ba, Bộ ....mấy Thầy Cô đọc tiếng Việt ....hỗng rành hở Ba ?

- Bậy nào, không phải đâu . – Thế....tại sao lại vậy hở Ba ?

- – Ơ..... Tôi . ....mắc nghẹn ! Tôi suy nghĩ lại, tại sao vậy cà ? 


Tôi nhìn lại trên tay tôi, tờ báo Giác Ngộ với hình chùa Bái Đính, mà tôi sửng sờ như tôi đang nhìn ảnh của .... Điện Minh Vương bên Tàu !!! (*)

Đại Trí Độ nói là, thực tại, dù cho nó có mang tên gì đi nữa, dù cho nó có thêm lời bằng tiếng Tàu, Tây, Nhật, Hàn, Anh, Pháp, Đức , Ý, Ba Tư , Ấn độ, Thái Lan, Lào, Campuchia, Nepal, Tây tạng.... đi nữa, thực tại ấy vẫn là thực tại đơn thuần mà !

Vậy tại sao, Chùa Việt lại không mang tiếng Việt, hay Hán-Việt để cho cái thực tại ấy, được thực sự trở về nguồn gốc, thành Chùa Việt nam, dù là tăng ngữ Việt cũng giả như tăng ngữ chữ Tàu ? Chẳng lẽ cái tăng ngữ Tàu giả ấy, lại cao siêu hơn cái tăng ngữ Việt Nam giả ?

Có ai, quớ bà con người Việt, biết vụ này, giải thích giùm tôi, để tôi giải thích cho lớp người trẻ tuổi này . Và để tôi không phải lầm đường mà cúng dường và qui y theo các Chùa .......Tàu với Lão Tử ngồi chính điện thay Ngài Cồ Đàm mất !

(*) Tuần báo Giác Ngộ, trang 10, số 627 – 4-2-2012 Saturday, February 04, 2012

Tâm Nhẫn

 
 

Về Menu

chùa ta hay chùa tàu hở ba ? chua ta hay chua tau ho ba tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Có thể ngăn ngừa chứng mất trí người trả oán vì sao lại như thế 曹村村 Tiết phap 提等 พ ทธโธ ธรรมโม Ngoại chè bắp Ấm lòng những ngày mưa 지장보살본원경 원문 Thận trọng với sản phẩm có mùi Vào chùa học làm món chay 曹洞宗 長尾武士 lễ phật và cúng phật như thế nào cho ห พะ Long An Lễ Đại tường cố Hòa thượng Đâu là dấu hiệu nhận biết sớm bệnh 念空王啸 Þ 住相 бє n 人形供養 大阪 郵送 麓亭法师 白佛言 什么意思 chua xa loi 淨界法師書籍 Cưỡi xe đạp giúp giảm một nửa 人生是 旅程 風景 お仏壇 飾り方 おしゃれ Chạy bộ 陀羅尼被 大型印花 Sữa 戒名 パチンコがすき tụng bí quyết dạy con thông minh của người ทำว ดเย น viem xoang 世界悉檀 11 lợi ích tuyệt vời của quả bơ Dăm bông chân nấm đông cô 横浜 公園墓地 bạn có tin tưởng tái sinh không Trở về với thiên nhiên y học của モダン仏壇 加持是什么意思 quy Những món nên ăn khi bận rộn 佛頂尊勝陀羅尼 lên 三身 cuộc đời vị quốc sư đầu tiên của