Chùa Tam Thai (Ngũ Hành Sơn)
Chùa Tam Thai (Ngũ Hành Sơn)

Chùa tọa lạc ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, trong khu vực Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà nẵng, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 13km. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa Tam Thai 1999  
Các ngọn núi Ngũ Hành (nhìn từ Thủy sơn)  
Đường lên chùa  
Tam quan chùa
Tên thường gọi: Chùa Tam Thai

Chùa tọa lạc ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, trong khu vực Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà nẵng, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 13km. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Ở phía Tây ngọn Thủy Sơn, có 156 bậc cấp lát đá dẫn đến chùa Tam Thai, thường được gọi là chùa Trong. Từ chùa Tam Thai, có đường đi xuyên núi, ngang qua hang Vân Nguyệt đến chùa Linh Ứng và các hang động khác.

Trong chuyến tuần du của Vua Minh Mạng năm 1825, vua đã đi thăm khắp danh thắng, đặt tên các hòn núi, các hang động và cho khắc chữ lên vách đá. Năm 1826, Vua lại cho đúc chuông, tượng ban cho các chùa. Em gái nhà vua đã đến tu hành tại đây. Đến đời Thành Thái, Vua đã giá ngự đến các chùa Tam Thai, Linh Ứng cầu nguyện cho quốc thái dân an.

Chùa Tam Thai là ngôi chùa cổ được dựng vào thời Hậu Lê. Thiền sư Hưng Liên, pháp danh Quả Hoằng, từ Trung Quốc sang, đã trụ trì chùa vào cuối thế kỷ XVII. Thời gian này, năm 1695, Thiền sư Thạch Liêm Thích Đại Sán có ghé viếng chùa, cảm tác bài thơ vịnh núi Tam Thai, ca ngợi cảnh động Hoa Nghiêm phía sau chùa.

Toàn cảnh chùa
Chùa bị hỏng hoàn toàn vào thời Tây Sơn. Năm1825, Vua Minh Mạng cho xây dựng chùa mới bằng vật liệu gạch ngói, ban cho chùa tấm biển ghi Ngự chế Tam Thai Tự, Minh Mạng lục niên và một tấm biển đồng hình quả trám, hai mặt có bút tích của nhà vua. Mặt trước ghi:
 
Trẫm

Kính cẩn đức Phật tổ Như Lai đã đem Phật pháp vô thượng ngự vào thế gian. Đức Như Lai thị hiện thập đại công đức, phổ độ hằng tế nhân thiên tận khắp cả mười phương hư không.

 Thật đức Như Lai là đấng đại từ ân phúc vậy!

Mặt sau ghi: Minh Mạng lục niên kiết nhật tạo.

Vua Minh Mạng đã có sắc dụ chỉ định ngài Viên Trừng, quê Phú Yên, đang tu ở chùa Thiên Mụ (Huế) về trụ trì chùa Tam Thai. Ngài trụ trì suốt 27 năm, viên tịch năm 1853.

Năm 1895, Hòa thượng Ấn Lang, pháp hiệu Từ Trí được sắc tứ Tăng cang trụ trì cả hai chùa. Năm 1901, cơn bão Tân Sửu đã tàn phá ngôi chùa. Đến năm 1907, chùa mới xây dựng lại. 

Cảnh động Huyền Không  
Tượng Bồ tát Quan Âm ở động Huyền Không
Chùa được trung tu nhiều lần. Hòa thượng Thích Trí Giác đã cho trùng tu chùa vào năm 1995, mặt xây hướng Nam, mái hai tầng lợp ngói lưu ly, nóc trang trí lưỡng long chầu nguyệt.

Điện Phật thờ tượng Di Đà Tam Tôn, gian giữa tôn trí tượng đức Phật A Di Đà, gian hai bên thờ Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí. Hai bên tiền đường thờ tượng Hộ Pháp và Tiêu Diện.

Động Vân Thông  
Chữ Hán Thủy Sơn khắc trên vách đá
Nằm trong khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, chùa Tam Thai đã đón tiếp đông đảo du khách, Phật tử đến tham quan, chiêm bái hằng ngày.

Dưới chân núi có làng nghề điêu khắc đá truyền thống nổi tiếng.

Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường

Về Menu

Chùa Tam Thai (Ngũ Hành Sơn)

CÃƒÆ ri chay Phương cách ăn uống giúp huyết áp ổn Phật giáo Ä 燃指供佛 Trẻ Phật pháp 大乘方等经典有哪几部 一念心性 是 câu chuyện vị bồ tát mang dép ngược thật 佛說父母恩重難報經 永平寺宿坊朝のお勤め 乾九 法事 計算 thơ mặc giang từ bài số 1311 đến số yan can cook trình diễn món chay tại pháp 僧秉 五藏三摩地观 浄土真宗 お守り トO 大法寺 愛知県 Tương hột xào đậu hũ sả ớt tin tuc phat giao Một khoảnh đời bố mẹ và triết lý Phố 除淫欲咒 涅槃御和讃 chi bằng thay đổi chính mình Lạng Sơn 9000 người dự ẩm thực chay nguyen cau น ทานชาดก tâm 白骨观 危险性 Nước tăng lực gây mất ngủ 静坐 放下凡夫心 故事 chàm 具一切功德 hieu hÓn phÃp còn phap 念佛人多有福气 鼎卦 宗教信仰 不吃肉 î giai phap van nan cho bao luc gieo hat tuu tam