Chùa Tam Thai (Ngũ Hành Sơn)
Chùa Tam Thai (Ngũ Hành Sơn)

Chùa tọa lạc ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, trong khu vực Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà nẵng, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 13km. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa Tam Thai 1999  
Các ngọn núi Ngũ Hành (nhìn từ Thủy sơn)  
Đường lên chùa  
Tam quan chùa
Tên thường gọi: Chùa Tam Thai

Chùa tọa lạc ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, trong khu vực Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà nẵng, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 13km. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Ở phía Tây ngọn Thủy Sơn, có 156 bậc cấp lát đá dẫn đến chùa Tam Thai, thường được gọi là chùa Trong. Từ chùa Tam Thai, có đường đi xuyên núi, ngang qua hang Vân Nguyệt đến chùa Linh Ứng và các hang động khác.

Trong chuyến tuần du của Vua Minh Mạng năm 1825, vua đã đi thăm khắp danh thắng, đặt tên các hòn núi, các hang động và cho khắc chữ lên vách đá. Năm 1826, Vua lại cho đúc chuông, tượng ban cho các chùa. Em gái nhà vua đã đến tu hành tại đây. Đến đời Thành Thái, Vua đã giá ngự đến các chùa Tam Thai, Linh Ứng cầu nguyện cho quốc thái dân an.

Chùa Tam Thai là ngôi chùa cổ được dựng vào thời Hậu Lê. Thiền sư Hưng Liên, pháp danh Quả Hoằng, từ Trung Quốc sang, đã trụ trì chùa vào cuối thế kỷ XVII. Thời gian này, năm 1695, Thiền sư Thạch Liêm Thích Đại Sán có ghé viếng chùa, cảm tác bài thơ vịnh núi Tam Thai, ca ngợi cảnh động Hoa Nghiêm phía sau chùa.

Toàn cảnh chùa
Chùa bị hỏng hoàn toàn vào thời Tây Sơn. Năm1825, Vua Minh Mạng cho xây dựng chùa mới bằng vật liệu gạch ngói, ban cho chùa tấm biển ghi Ngự chế Tam Thai Tự, Minh Mạng lục niên và một tấm biển đồng hình quả trám, hai mặt có bút tích của nhà vua. Mặt trước ghi:
 
Trẫm

Kính cẩn đức Phật tổ Như Lai đã đem Phật pháp vô thượng ngự vào thế gian. Đức Như Lai thị hiện thập đại công đức, phổ độ hằng tế nhân thiên tận khắp cả mười phương hư không.

 Thật đức Như Lai là đấng đại từ ân phúc vậy!

Mặt sau ghi: Minh Mạng lục niên kiết nhật tạo.

Vua Minh Mạng đã có sắc dụ chỉ định ngài Viên Trừng, quê Phú Yên, đang tu ở chùa Thiên Mụ (Huế) về trụ trì chùa Tam Thai. Ngài trụ trì suốt 27 năm, viên tịch năm 1853.

Năm 1895, Hòa thượng Ấn Lang, pháp hiệu Từ Trí được sắc tứ Tăng cang trụ trì cả hai chùa. Năm 1901, cơn bão Tân Sửu đã tàn phá ngôi chùa. Đến năm 1907, chùa mới xây dựng lại. 

Cảnh động Huyền Không  
Tượng Bồ tát Quan Âm ở động Huyền Không
Chùa được trung tu nhiều lần. Hòa thượng Thích Trí Giác đã cho trùng tu chùa vào năm 1995, mặt xây hướng Nam, mái hai tầng lợp ngói lưu ly, nóc trang trí lưỡng long chầu nguyệt.

Điện Phật thờ tượng Di Đà Tam Tôn, gian giữa tôn trí tượng đức Phật A Di Đà, gian hai bên thờ Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí. Hai bên tiền đường thờ tượng Hộ Pháp và Tiêu Diện.

Động Vân Thông  
Chữ Hán Thủy Sơn khắc trên vách đá
Nằm trong khu danh thắng Ngũ Hành Sơn, chùa Tam Thai đã đón tiếp đông đảo du khách, Phật tử đến tham quan, chiêm bái hằng ngày.

Dưới chân núi có làng nghề điêu khắc đá truyền thống nổi tiếng.

Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Chùa Việt Nam - Xưa và Nay
Võ văn Tường

Về Menu

Chùa Tam Thai (Ngũ Hành Sơn)

Hành trang của người xuất gia Ðức 2016 hoa thuong tinh khong noi ve giao phat çš Tịnh tâm phở chay mùa Vu lan 心中有佛 Quảng Ngãi Lễ húy kỵ Tổ khai sơn tổ 佛頂尊勝陀羅尼 3 chia sẻ giúp cai nghiện thuốc lá suy nghi ve kiep nguoi Ç minh đạo chính là tâm đạo nữ bắt t廙 tham nhung quyen luc do khong tin nhan qua doi net ve cuoc doi su ba hai trieu am 佛陀会有情绪波动吗 chua thien tuong Nên ăn nhiều rau củ quả để tham đổi mới cách nhìn để cuộc sống thêm 住相 bßi trước 麓亭法师 phước 横浜 公園墓地 禪法書籍 緣境發心 觀想書 Viết dâng lên Phật ภะ ban bang da saphir già 华严经解读 不探查他人過錯 不管他人已做 thứ nhất tu miệng mà tu hanh khong phai chi vi de gap phat sự tiếp biến văn hóa ç tử bất nhị niềm vui không nguyên nhân tu cái miệng là tu hơn nửa đời người Thân trung ấm 净土网络 Bảo hộ sự sống con người 皈依的意思 Þ