Tên thường gọi Chùa Tam Thanh
Chùa Tam Thanh

Tên thường gọi: Chùa Tam Thanh Chùa tọa lạc ở phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. ĐT: 025.878263. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa được dựng từ thời Hậu Lê, trong động Tam Thanh.

Trong động có hồ Cảnh, nước luôn trong xanh. Chiều dài lòng động khoảng 50m với nhiều nhũ đá tạo những hình thù đẹp mắt, hấp dẫn du khách. Phía sau động, có cửa Thông Thiên thông lên đỉnh núi. Bia Tam Thanh ghi: "Động này là kỳ quan do trời đất tạo ra, nơi đây là thắng cảnh của vùng đất thiêng người giỏi, thật khó mà miêu ta, tô vẽ được".
 
 

Chùa có pho tượng đức Phật A Di Đà cao 2,20m, ngang 0,65m, được tạc nổi vào vách đá. Tượng tạc tư thế đứng, mang phong cách mỹ thuật thời Lê Mạc. Phía dưới tượng là cung Tam Bảo.

Sách Xứ Lạng – văn hóa và du lịch (NXB. Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2000) cho biết chùa có nhiều bia đá ghi việc tôn tạo, trùng tu chùa, như bia Ma Nhai được tạc vào năm 1677 có tên Thiền Động Pháp Luân Thường Chuyển. Các bia có nội dung ca ngợi cảnh đẹp của chùa, như tấm bia của Ngô Thì Sĩ tạc năm 1777, nội dung được dịch như sau:
 

Thong thả cưỡi lừa chơi động xưa,
Dùng dằng bên động cảnh càng ưa.
Suối trong, cuội đá đường reo gọi,
Núi trước nàng Tô dãi nắng mưa.


và tấm bia của Nguyễn Đoàn Đình Duyệt và Tôn Thất Tố làm năm 1918.

Đặc biệt, tấm bia do Tuần phủ Thái Bình Đào Trọng Vận viết năm 1924 là một tác phẩm văn học bằng chữ Nôm, nội dung như sau:
 

Xanh xanh xanh ngắt trấn Thành Tây,
Cảnh động này xây lắm vẻ say.
Non nước đi về quen bóng Hạc,
Gió mưa đưa đón thoảng làn mây...


Lễ hội chùa Tam Thanh được tổ chức vào ngày Rằm tháng giêng hàng năm.

Đối diện với động Tam Thanh là hòn Vọng Phu nổi tiếng với truyền thuyết nàng Tô Thị đã ngóng chồng hóa đá đứng giữa trời.

Gần động Tam Thanh còn có hai động Nhất Thanh và Nhị Thanh. Ở các động trên, đều có bút tích của Ngô Thì Sĩ (đời Vua Lê Hiển Tông). Ở khu vực này còn có phố Kỳ Lừa và sông Kỳ Cùng, đã tạo thành một bức tranh sơn thủy hữu tình của xứ Lạng:

  Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.


Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1962

 

Về Menu

chùa tam thanh chua tam thanh tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

ý nghĩa trai đàn chẩn tế Gần gũi thiên nhiên giúp giảm suy nghĩ HoẠtu hồi hướng theo kinh hoa nghiêm Mệt rồi ư Xin mời uống tách trà thé vội TT Huế Lễ nhập tháp cố Đại lão giÃÆ cu si tam minh tổ sư liễu quán tinh xa ngoc minh vị trí kinh pháp hoa theo cách phán giáo 365 ngay hanh phuc voi tinh thuc mà là để gặp chính mình Gạo lứt muối mè Ăn sao cho khoẻ thien Sống khỏe bằng xe đạp nghi thức tụng kinh a di đà việt nghĩa Nhç bốn cô t lo i cu a cha nh tinh tâ n tanh 阿那律 võ quÃƒÆ sợ hãi đức dấu yêu Trái bần chua thi xa an khe tai sao phat tu phai den chua tung kinh Thư ý nghĩa chữ vạn trong phật giáo Dục su linh ung cua chu dai bi phat giao viet nam duoi thoi ngo phat tu tai gia dau tien o viet nam la ai àn 班禅达赖的区别 danh thang phat giao han quoc Tín ngưỡng Dược Sư và ý nghĩa thời Đau mãn tính sau sinh dẫn đến nguy cơ sống trong thế gian với phật pháp tim hieu y phuc phat giao nguyen thuy nam tong vấn đề tâm thể trong tâm lý học phật quán hay luon tinh thuc va canh giac tu hanh khong phai chi vi de gap phat ma la de Thơm miệng với trà bưởi mật ong 般若蜜 还愿怎么个还法 triet ly cho ca hay hien phap lac tru o phuong tay