Tên thường gọi Chùa Tam Thanh
Chùa Tam Thanh

Tên thường gọi: Chùa Tam Thanh Chùa tọa lạc ở phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. ĐT: 025.878263. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa được dựng từ thời Hậu Lê, trong động Tam Thanh.

Trong động có hồ Cảnh, nước luôn trong xanh. Chiều dài lòng động khoảng 50m với nhiều nhũ đá tạo những hình thù đẹp mắt, hấp dẫn du khách. Phía sau động, có cửa Thông Thiên thông lên đỉnh núi. Bia Tam Thanh ghi: "Động này là kỳ quan do trời đất tạo ra, nơi đây là thắng cảnh của vùng đất thiêng người giỏi, thật khó mà miêu ta, tô vẽ được".
 
 

Chùa có pho tượng đức Phật A Di Đà cao 2,20m, ngang 0,65m, được tạc nổi vào vách đá. Tượng tạc tư thế đứng, mang phong cách mỹ thuật thời Lê Mạc. Phía dưới tượng là cung Tam Bảo.

Sách Xứ Lạng – văn hóa và du lịch (NXB. Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2000) cho biết chùa có nhiều bia đá ghi việc tôn tạo, trùng tu chùa, như bia Ma Nhai được tạc vào năm 1677 có tên Thiền Động Pháp Luân Thường Chuyển. Các bia có nội dung ca ngợi cảnh đẹp của chùa, như tấm bia của Ngô Thì Sĩ tạc năm 1777, nội dung được dịch như sau:
 

Thong thả cưỡi lừa chơi động xưa,
Dùng dằng bên động cảnh càng ưa.
Suối trong, cuội đá đường reo gọi,
Núi trước nàng Tô dãi nắng mưa.


và tấm bia của Nguyễn Đoàn Đình Duyệt và Tôn Thất Tố làm năm 1918.

Đặc biệt, tấm bia do Tuần phủ Thái Bình Đào Trọng Vận viết năm 1924 là một tác phẩm văn học bằng chữ Nôm, nội dung như sau:
 

Xanh xanh xanh ngắt trấn Thành Tây,
Cảnh động này xây lắm vẻ say.
Non nước đi về quen bóng Hạc,
Gió mưa đưa đón thoảng làn mây...


Lễ hội chùa Tam Thanh được tổ chức vào ngày Rằm tháng giêng hàng năm.

Đối diện với động Tam Thanh là hòn Vọng Phu nổi tiếng với truyền thuyết nàng Tô Thị đã ngóng chồng hóa đá đứng giữa trời.

Gần động Tam Thanh còn có hai động Nhất Thanh và Nhị Thanh. Ở các động trên, đều có bút tích của Ngô Thì Sĩ (đời Vua Lê Hiển Tông). Ở khu vực này còn có phố Kỳ Lừa và sông Kỳ Cùng, đã tạo thành một bức tranh sơn thủy hữu tình của xứ Lạng:

  Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh.


Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1962

 

Về Menu

chùa tam thanh chua tam thanh tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

tự tánh di đà 4 hẠnh cổ xác lập kỷ lục pho tượng phật nhập nhá chá CÃn huÐ Ñ Ñ quan hệ giữa nhà nước và công dân theo 与佛文化有关的字词常见 hòa thượng thích bửu lai từ đau khổ đến chấm dứt đau khổ thangka họa phẩm đặc dụng của phật triết lý chợ cá hay hiện pháp lạc trú Thói cầu Đồng Tháp Lễ nhập tháp Ni trưởng học buông xả những quá khứ đau thương Ngọn nguồn yêu thương ý nghĩa về việc đổi bát vàng lấy Đà Nẵng Tưởng niệm húy nhật cố ç æˆ Đà Nẵng Lễ húy nhật lần thứ 39 cố 閼伽坏的口感 đừng để tình yêu thương trở thành con 瑞州三峰院的平和尚 唐代 臨濟 phật dạy 4 nguyên tắc để giải thoát 祈祷カードの書き方 sau phận bức thư nổi tiếng của tổng thống bi ai lớn nhất của đời người là đố 修行者 孕妇 an ủi lớn nhất của đời người là 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 Phật giáo và quyền của động vật cuộc đời vị quốc sư đầu tiên của những điều cần nhớ khi bạn thấy bế 修行人一定要有信愿行吗 những câu nói ý nghĩa giúp bạn thay ท มาของพระมหาจ 永代供養 東成 ほとけのかたより æ æ 生前墓 tự tánh di đà 4 Bão về Sữa mẹ giúp giảm nguy cơ bệnh bạch 妙善法师能入定 ban ve dao phat cung nguyen cong tru