Chùa thường gọi là chùa Hương Hải, tọa lạc trên núi Phật Tích, nay gọi là núi Tam Ban, ở độ cao khoảng 250m, thuộc xã Hoàng Hoa Thám, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương Chùa thuộc hệ phái Bắc tông
Chùa Thanh Mai

Chùa thường gọi là chùa Hương Hải, tọa lạc trên núi Phật Tích, nay gọi là núi Tam Ban, ở độ cao khoảng 250m, thuộc xã Hoàng Hoa Thám, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Tên thường gọi: Chùa Hương Hải

  Chùa thường gọi là chùa Hương Hải, tọa lạc trên núi Phật Tích, nay gọi là núi Tam Ban, ở độ cao khoảng 250m, thuộc xã Hoàng Hoa Thám, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa được dựng vào đời Trần. Đây từng là nơi trụ trì của Quốc sư Pháp Loa, Trúc Lâm đệ nhị Tổ. Ông đã từng mở rộng sơn cảnh Thanh Mai vào năm 1329. Sau khi ông mất, Thái Thượng hoàng Trần Minh Tông truy tặng thụy hiệu là Minh Trí tôn giả (sách Hải Dương – Di tích và danh thắng, 1999 ghi là Tĩnh Trí tôn giả), đặt tên tháp là Viên Thông, xuất ngân khố 10 lạng vàng xây tháp và đề thơ Vãn Pháp Loa tôn giả, đề Thanh Mai Tự.


Ngôi chùa mới gồm Tiền đường 7 gian, Tam bảo 5 gian, hai dãy hành lang, nhà tổ, nhà tăng.

Trước chùa có 7 ngôi tháp, trong đó có tháp Phổ Quang (1702), tháp Linh Quang (1703); 7 tấm bia có giá trị, đặc biệt là tấm bia Thanh Mai Viên Thông tháp bi, khắc dựng năm Đại Trị ngũ niên (1362). Hai mặt bia khắc khoảng 5000 chữ, văn bia do Trung Minh biên tập, Thiệu Tuệ viết chữ, nói về thân thế và sự nghiệp của Thiền sư Pháp Loa, những hoạt động của Trúc Lâm Tam Tổ và hành trạng của nhiều nhân vật đương thời.

Phía sau chùa có bảo tháp Viên Thông 3 tầng, thờ xá-lợi Thiền sư Pháp Loa, được xây dựng năm 1330, là tháp đất nung có tường bao, rộng 10m x 10m. Năm 1714, tháp bị hỏng, vị sư trụ trì Như Thừa đã tổ chức tái tạo lại tháp bằng đá, cao khoảng 7m. Đầu thế kỷ XX, tháp đá bị hỏng, một ngôi tháp gạch được xây trên bệ của tháp đá. Năm 1999, Bảo tàng tỉnh Hải Dương đã khôi phục như cũ ngôi tháp đá xưa. Thiền sư viên tịch ngày 3 tháng Ba năm Canh Ngọ (1330) tại chùa Quỳnh Lâm, nhưng theo di chúc, xá lợi của Ngài được tôn trí ở chùa Thanh Mai.

Điện Phật được bài trí đơn giản. Ở gian giữa thờ Phật và thờ tượng 3 vị Trúc Lâm Tam Tổ (Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang). Gian bên trái thờ đức Trần Hưng Đạo.

Hội chùa hằng năm từ ngày mồng một đến mồng ba tháng ba, kỷ niệm ngày mất của Thiền sư Pháp Loa.

Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Về Menu

chùa thanh mai chua thanh mai tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

lễ húy kỵ tổ khai sơn tổ đình nghĩa Thở để chữa bệnh Phát thich quang duc Nghệ thuật ướp chè sen Tây Hồ con trau nha phat 5 căn bệnh gây tử vong phổ biến nhất s ¹ vu lan Nhç cam nhan ve cuoc doi cua phap su thanh nghiem qua á ban chat cua mong va 10 triet ly song cua mahatma 皈依的意思 thơ mặc giang từ bài số 1331 đến số công dụng của hoa sứ Tản văn Ánh trăng rằm tuổi thơ Thần vÃƒÆ Để gió cuốn cau nguyen sam hoi chan that chinh la chuyen Tưởng niệm Đức Đệ nhất Pháp chủ Đọc Những Thầy Cô tuyệt vời Cho một người xứ Quảng thân thương Mẹ vinh để trở thành người phật tử chân Con đã gọi đúng tên Ngài sanh tam vo tru sach vết thương tỉnh thức trịnh công tren the gian khong ai tot bang me ÄÆ trống Thung lũng linh lan vai suy nghi ve khai niem giai thoat sanh tu mot so thai do sai lam cua phat tu hien nay tìm gặp người phật tử mùa xuân sắp đi qua nhưng ý xuân luôn ở Nắng niệm bụt Phật giáo tự sát 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 su dong gop cua ly thuong kiet trong viec phuc Ngoài ấy lạnh 修行者 孕妇 永代供養 東成 Tưởng niệm húy nhật lần thứ 40 cố