Thông thường, mỗi khi nhắc đến một cơ sở tôn giáo nào đó, người ta vẫn hay đề cập về cảnh quan, kiến trúc, lịch sử… liên quan đến nơi ấy. Cho nên, bạn có thể thấy "lạ" khi nghe cái tên này: suối Đó - chùa Đây ?

Chùa Thơ

Uống trà ở chùa Thơ
Thông thường, mỗi khi nhắc đến một cơ sở tôn giáo nào đó, người ta vẫn hay đề cập về cảnh quan, kiến trúc, lịch sử… liên quan đến nơi ấy. Cho nên, bạn có thể thấy "lạ" khi nghe cái tên này: suối Đó - chùa Đây ?

Từ TP Hồ Chí Minh, theo Quốc lộ 1A đi về phía bắc, cách Phan Thiết khoảng 40km, rẽ phải khoảng 20km, khi còn cách trung tâm thị xã La Gi khoảng 7km, có dòng suối Đó chảy ngang qua dưới đường lộ. Và, nằm bên dòng suối, là chùa Đây. Cái tên suối Đó đã có từ bao giờ thì không biết; còn chùa Đây là do đại đức Thích Tấn Tuệ đặt tên, khi người tu sĩ trẻ này đến nơi này vào năm 1990, dựng một cái chòi đơn sơ làm nơi tu học, lúc vừa 30 tuổi. Phải chăng, là do "đây - đó" là một trong những khái niệm căn bản trong triết lý Phật giáo?

Nơi này không có gì đặc biệt về kiến trúc nhưng điều đáng nói, có lẽ đây là nơi duy nhất trên cả nước có những "bia thơ" Những câu thơ được viết trên "bia" , ấy là những cảm nhận của bằng hữu về chốn này, khi ghé thăm thầy Tấn Tuệ Đinh Hồi Tưởng, người đã có nhiều thơ in trên báo Giác Ngộ, Vô Ưu, Hương Từ Bi…, có 6 tập thơ in riêng và nhiều thơ in chung. Là một tu sĩ quan tâm đến những vấn đề văn hóa - lịch sử của Phật giáo và dân tộc, đại đức đã sưu tầm được một số pháp khí có giá trị, trong những năm rảo bước trên nhiều vùng đất nước. Là một nhà thơ có mối quan hệ bằng hữu khá rộng, Thầy đã tiếp xúc với nhiều thế hệ văn nghệ sĩ như Huy Cận, Tế Hanh, nữ sĩ Ngân Giang, Bùi Giáng, Nguyễn Viết Lãm, Bùi Ngọc Tấn, Phạm Thiên Thư, Nguyễn Bắc Sơn, Nguyễn Đạt. . .

Thơ, như một hoạt động sáng tạo, đòi hỏi một sự huy động năng lượng rất cao. “Hiểm họa” của nó (đối với một tu sĩ) là sự vọng tưởng; trong khi con đường rèn luyện tâm thức lại nhằm đạt đến cảnh giới thanh tịnh. Thầy bổn sư của đại đức tại tổ đình Tường Vân đã ân cần nhắc nhở người đệ tử của mình: Làm thơ, xuất bản thơ nhiều tập, nhiều bài cũng hay đó, nhưng hay hơn là lo tu để đoạn tận vô minh - ái thủ, thì tốt hơn. . .? (thư của Hòa thượng Thích Chơn Tế, viết từ Huế, ngày 28.8.1994). Và người học trò Tấn Tuệ - Đinh Hồi Tưởng đã cung kính báo bẩm cho sư phụ an tâm, bằng thơ: "Cẩm nang bất khả tư nghì / Xin thư Thầy - Bạn, "nhu" thì thắng "cương" / Bình minh tay nãi lên đường / Khắp - thiên - hạ - tỏ - tình - thương - yêu - người.

Bên tách trà với tôi, sư trầm ngâm: "Làm thơ, đúng là một sự "tưởng" rất lớn. Phải nỗ lực để chuyển hóa điều ấy thành một phương pháp hành trì, cố gắng để cái Có thành ra cái Không; và để, nếu may mắn do phước duyên, sẽ đến một lúc nào đó, cũng chẳng còn là Không hay Có. Nói vậy, nhưng không dễ dàng chút nào".

Thơ, như thế, vừa chẳng là điều gì quan trọng, vừa không thể lơ là.

Lại cũng theo cái "đà" mà nói về thơ. Tâm nguyện của sư Tấn Tuệ là sẽ xây dựng một tháp thơ. Để làm nơi yên nghỉ cuối cùng cho những văn nghệ sĩ nào có mong ước ấy, hoặc không còn thân thích để lo "hậu sự" cho bản thân. Đấy mới chỉ là ý tưởng, dù là một ý tưởng độc đáo và đáng cổ vũ bằng những góp sức cụ thể.

Một trong những tài sản quí giá của chùa Đây là tủ sách với khoảng 2.500 tên sách, phần lớn là Kinh và thơ tặng của bạn thơ cả nước. Lại thêm một tâm nguyện nữa: chùa Đây sẽ là nơi lưu giữ thơ. Cảm động trước tấm lòng của Thầy, xin phép ghi vào đây địa chỉ, để các nhà thơ gửi những - tấm - lòng đến với nhà sư - nhà thơ này: Đại đức Thích Tấn Tuệ (Đinh Hồi Tưởng ), suối Đó - chùa Đây (Thanh Trang Lan Nhã), xã Tân Phước, thị xã LaGi, tỉnh Bình Thuận.

Nếu có dịp viếng chùa Đây - suối Đó, khách chỉ cần đến với một tấm lòng yêu, đối với Con Người - Đất Nước. Ấy là điều tôi muốn chia sẻ và cũng là chút cảm xúc khi rời khỏi nơi chốn thầm lặng này, nơi có cô Chinh - người chị lặng lẽ suốt đời hộ trì cho sư tu học, nơi có chú Quảng Đạt, Quảng Lợi đã chọn như một con đường sau bao vấp ngã trước những ma chiết của đời. Và tôi lại mơ màng: Biết đâu, một ngày nào đó, trên những địa danh của ngành du lịch Bình Thuận, bên cạnh những Dinh Thầy - Thím, suối nước nóng Bình Châu, núi thiêng Tà Cú. . ., sẽ có thêm một điểm tham quan độc đáo: chùa Thơ ?

Đi ngược chiều tôi, là dăm bảy Phật tử mộc mạc, đến viếng chùa với tấm lòng hướng về mùa Vu lan báo hiếu.

Có mùi hương trầm nhẹ, trong hơi gió biển dịu dàng. . .

Nguyễn Đông Nhật(dulich vietnam)


Về Menu

Chùa Thơ

A Ä Ã³n hang Từ cau chuyen y nghia ve qua bao khi giet dong vat tam Cưỡi xe đạp giúp giảm một nửa o con duong cuu kho chung sanh la triec san cham mù Vọng người bạn tốt đề sự khác nhau giữa giới luật và luật tinh xa ngoc tam Giấc Doi пѕѓ ï½ họa PhẠt chú khổ Ăn bông cải xanh để ngăn chặn ung thư 乃父之風 VÃÆ lời phật dạy về 4 phép giao tiếp cơ cuoc song qua di cha mẹ là nguồn mạch của sự yêu An tâm tuoi tre va ly tuong phung su xa hoi Nhà nho Nguyễn Công Trứ với Phật giáo cho 8 3 cua nhung vi bo tat giuacho doi Cà ri chay bung sang con duong giac ngo NhÆ giac 天地八陽神咒經 詞典 Lá thư Xuân nhin phan thong voi nhat Lại bàn về danh hiệu Bồ tát Quan Thế Hoa Cam Liễu thanh Do đâu gan bị phá hủy đỉnh à Ăn chay trường có suy dinh dưỡng