CHÙA TĨNH LÂU
CHÙA TĨNH LÂU

Tương truyền; Chùa tồn tại trên 600 năm, ban đầu là một am nhỏ thờ các vương tôn quí tộc thời Lý, sau trở thành nơi thờ Phật do các sãi trông coi hương khói, nên còn có tên là chùa “Sãi”, sau dân làng gọi chệch ra là chùa Sải, chùa có tên tự là “Thanh Lâu



Di tích lịch sử văn hoá.
Toạ lạc: Làng Hồ Khẩu, phố Võng Thị, quận Tây Hồ.
Trụ trì hiện nay là: Ni sư Thích Đàm Chung.
  

Tương truyền; Chùa tồn tại trên 600 năm, ban đầu là một am nhỏ thờ các vương tôn quí tộc thời Lý, sau trở thành nơi thờ Phật do các sãi trông coi hương khói, nên còn có tên là chùa “Sãi”, sau dân làng gọi chệch ra là chùa Sải, chùa có tên tự là “Thanh Lâu Tự” .Năm thiệu trị thứ 6 (1846) bia hậu của chùa vẫn ghi tên đó. Từ niên hiệu Tự Đức thứ 14 (1862) trong bia tu bổ chùa đã thay đổi hiệu là “Tĩnh Lâu Tự” và từ đó tới nay hiệu chùa không thay đổi.
bia da chua tinh lau
 
Chùa tọa lạc bên bờ tây Hồ Tây, trong một khuôn viên rộng có nhiều cây xanh cổ thụ bao bọc, mặt nhìn xuống Tây Hồ, phía tây chùa có núi Tản Viên châu về, phía Bắc có núi Tam Bảo hướng tới, chùa có thế đứng vững trãi bền lâu cho ngàn đời, nơi đây là một thắng cảnh bậc nhất của đô thành xưa và ngày một sạch đẹp hơn.
cong chua tinh lau

quang canh chua tinh lau

Chùa có nối kiến trúc chùa cổ Á Đông mà đơn giản, toàn bộ khung bằng gỗ, mái lợp ngói lưỡi hài, trước điện Phật và trong có sân trang trí bởi cây cảnh thoáng đãng, gồm 5 gian nhà tiền đường, 3 gian nhà hậu cung có bậc tam cấp, hai bên là cột đồng trụ có câu đối, có Nghê chầu nghiêm trang cổ kính. Thượng điện thờ Phật và các Bồ tát, trong chùa có trang trí 43 pho tượng Phật được tạo tác vào thế kỷ thứ XVIII, có 15 bia ghi công đức của các vi tền bối trong việc cúng tiến ruộng ao, trùng tu, đúc chuông, và nhiều hoành phi câu đối. Đặc biệt chùa còn bảo tồn một quả chuông cỡ lớn 1,1m x 0,85m có niên đại Cảnh Thịnh thứ 7 (1799) và toà Cửu Long quí hiếm.

Năm 2005 chùa được nhà nước hỗ trợ đền bù đất giải phóng mặt bằng kè Hồ Tây hơn 1 tỷ và cho phép nhà chùa trùng tu ngôi chánh điện. Năm 2006 Ni sư trụ trì làm lễ đặt đá khởi công xây mới tòa chánh điện với qui mô khang trang như hiên nay. Công trình xây dựng bằng bê tông cốt thép và hơn 100m3 gỗ lim, dưới hầm là giảng đường, nhà ăn, trường học, trên là chánh điện khung đỡ là 20 cột gỗ lim đường kính 0,4m, cao 5m, mái lợp ngói lưỡi hài, lan can là 42 trụ đá được trạm khắc thể hiện 42 thủ ấn của đức Quan Am.

                                                                                                                   
Bài và ảnh – Đình Quang


Về Menu

CHÙA TĨNH LÂU

ý nghĩa về việc đổi bát vàng lấy duoi bat hanh phuc let s pray for japan Đức tin Tam bảo nơi an trú tâm linh va sám hối Bệnh đau khớp vai 即刻往生西方 phật giáo Dưới bóng Từ bi Thử Nhà hàng chay phong cách Tây Tạng lần tìm hiểu tập quán cúng cô hồn hay lễ phụ lục lễ 人生是 旅程 風景 che do va su quan he giua chinh tri Bậc cao tăng đạo đức thủy chung Giữ hanh dong voi tu ai va bi man Ngủ không ngon làm xơ cứng động mạch Hơi thở sâu giúp tăng hiệu quả điều Phòng ngừa bệnh tim mạch nguoi la ai ban va su cham dut luan hoi VÃƒÆ tinh yeu doi lua qua cai nhin day y nghia cua dao nguồn gốc và ý nghĩa của nhẫn cưới トO Làm chủ thời gian của chính mình suy ngẫm đôi điều về sự tiếp cận quan diem cua phat giao ve su cham soc nguoi benh cha mẹ là nguồn mạch của sự yêu 氣和 지장보살본원경 원문 giac ngo la gi Quảng ngữ của Thiền sư Huyền Sa Tông Mẹ ơi cho con xin lỗi căn mạng đời người Chánh niệm giúp ngăn tái phát suy nhược chiếc răng buc thu noi tieng cua tong thong gui cho con trai phuoc bau vo luong vinh danh voi doi la prajnatara ban tay ban de lam gi là Thần bí chuyện đầu thai của Vua Lý 墓参り Nhìn lá thu rơi Trăng rằm nhớ Cuội